Cơ quan Ngôn luận của Mặt Trận Thanh Niên Chống Phản Động

Bài đăng nổi bật

Nguyễn Thiếu Văn và thương vụ ma quái tại VN

  Với vai trò tổng giám đốc Tập đoàn DBM Global (Sydney - Úc), Nguyễn Thiếu Văn đã lừa DIC Corp VN số tiền 25.000 USD Sau khi Báo NLĐ thông ...

Nguyên nhân sâu xa của những vụ hiếp dâm tràn lan tại Ấn Độ

Hệ thống xã hội gia trưởng, trao quá nhiều đặc quyền và ưu tiên cho nam giới, trong khi phụ nữ bị phân biệt đối xử, là nguyên nhân cho nạn hiếp dâm tại Ấn Độ.

Những ngày này, một cảnh tượng thường xuyên xảy ra tại Ấn Độ là những đám đông giận dữ đổ xuống đường, bày tỏ sự phẫn nộ mỗi khi một phụ nữ trẻ trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục. Vụ hiếp dâm tập thể và sát hại một phụ nữ ở thành phố Hyderabad đầu tháng này một lần nữa trở thành nguyên cớ cho các cuộc biểu tình nổ ra khắp cả nước.


Những cuộc biểu tình đã trở thành cách phản ứng thường thấy mỗi khi một vụ cưỡng hiếp bị phát giác. Người biểu tình đòi hỏi những luật lệ nghiêm khắc hơn, thậm chí là án tử hình, dành cho những kẻ cưỡng bức. Một số người biểu tình giương lên những biểu ngữ, gọi các nạn nhân là "những cô con gái của dân tộc".


Thế nhưng, những giá trị văn hóa đằng sau cánh cửa của mỗi gia đình lại là một phần tạo ra vấn đề mà cả xã hội Ấn Độ đang lên án: đặc quyền cho đàn ông và và sự phục tùng tuyệt đối từ phụ nữ. 


"Những cô gái được dạy để không chạy trốn (khỏi hệ thống xã hội). Phụ nữ không cần bất cứ quyền lực gì. Nếu phụ nữ muốn quyền thì hẳn là phải có điều gì đó không đúng với họ, họ bị coi là tha hóa", Deepa Narayan, một chuyên gia tư vấn về đói nghèo, giới và phát triển quốc tế, nhận xét.


Những người đàn ông gia trưởng là vua

Đặc quyền dành cho nam giới đã tồn tại kể cả từ trước khi những đứa trẻ được sinh ra. Tình trạng phá thai có chọn lọc dựa trên giới tính đã làm biến dạng tỷ lệ giới tính tự nhiên tại Ấn Độ, theo hướng nam giới đông hơn so với nữ giới, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới.


Một số chuyên gia cho biết tình trạng trên đang dần trở nên ít phổ biến hơn, nhưng chủ yếu là giảm số lượng phá thai là trẻ em nam. Tình trạng trên có thể dẫn lới sự thiếu hụt trong phân bổ nguồn lực hộ gia đình, chăm sóc y tế hay thậm chí gia tăng tỷ lệ giết hại trẻ sơ sinh.

"Tại một số gia đình, khi một trẻ nữ được sinh ra, sự chào đón sẽ thầm lặng hơn. Nhưng khi gia đình sinh một bé trai, đó sẽ là một lễ hội. Cha mẹ mua những đồ vật đắt tiền để ăn mừng, và khoe khoang khắp nơi rằng đã sinh được một đứa con trai", bà Narayan cho biết.


Theo bà Narayan, người Ấn Độ không coi việc phá thai để chọn lựa giới tính hay phân biệt đối xử nam nữ là điều gì đó độc ác. "Họ không ý thức được việc đó. Ở Ấn Độ, họ gọi đó là điều chỉnh (theo văn hóa)", bà Narayan cho biết.


Tuy nhiên, tình trạng đặc quyền cho nam giới tạo ra những tác động tiêu cực. "Những đứa con trai không được dạy cách đối thoại. Yêu cầu của chúng luôn được đáp ứng, chúng không bao giờ bị từ chối. Chúng được dạy không bao giờ được khóc. Vậy tất cả sự giận dữ sẽ đi đâu? Phụ nữ sẽ rơi vào trầm cảm, còn đàn ông thì thường xuyên nổi giận".


Bà Narayan cho biết vấn đề sức khỏe tâm lý của phụ nữ Ấn Độ "là lĩnh vực hoàn toàn bị bỏ qua". Số liệu thống kê cho thấy 36,6% số vụ tự tử của phụ nữ trên toàn cầu xảy ra ở Ấn Độ. Hơn thế, phụ nữ Ấn Độ tự tử chủ yếu sau khi đã kết hôn, ở độ tuổi dưới 35, và phần nhiều đến từ các bang phát triển.  


Một xã hội nam giới thống trị cũng gây hại cho cả những người đàn ông. "Hệ thống gia trưởng nâng họ lên, biến họ thành những ông vua. Nhưng không một người nào có thể đạt được những sự kỳ vọng to lớn như vậy. Đó là lý do vì sao đàn ông ở Ấn Độ rất khó có thể nói lời xin lỗi, bởi họ được kỳ vọng phải luôn làm điều đúng đắn, là một người tốt, và chu cấp được cho gia đình".


"Không ai được hạnh phúc, nhưng chúng ta đang không làm gì để thay đổi thực tại ấy. Mọi chuyện sẽ tiến triển nếu có thể đưa đàn ông vào những cuộc đối thoại", bà Narayan nói.


Ấn Độ cần giáo dục giới tính

Trong số những tội phạm hiếp dâm, nhiều người có chị em gái. Mặc dù vậy, những người đàn ông này luôn tự cảm nhận được họ là đứa trẻ được yêu thương hơn trong gia đình, bởi những người mẹ luôn tự hào vì sinh được một đứa con trai, dẫn tới những đặc quyền như được cho ăn trước.


"Những người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong thiết lập tiêu chuẩn về vai trò của giới tính", tiến sĩ Madhumita Pandey của Đại học Sheffield Hallam nói. Sinh ra tại Ấn Độ, bà Pandey từng tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn với 61 tội phạm hiếp dâm tại nước này.


Những kẻ hiếp dâm thường không cảm thấy hộ lỗi, họ miêu tả bản thân là "tù nhân" thay vì kẻ phạm tội, và có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân, bà Pandey cho biết. Tiến sĩ cho rằng tình trạng này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của những người phạm tội đối với bản chất hành vi của họ. 


nan hiep dam o An Do anh 2

Phụ nữ là nạn nhân của bất bình đẳng giới trầm trọng tại Ấn Độ. Ảnh: CBC.

Mặc dù những người đàn ông mà Pandey phỏng vấn phần lớn xuất thân từ tầng lớp thấp và ít được giáo dục trong xã hội, tiến sĩ này nhấn mạnh xuất thân và điều kiện học thức không thể dùng làm cơ sở để biện minh cho hành vi bạo lực đối với phụ nữ. Bà cũng cho rằng những người thuộc tầng lớp giàu có thể dùng tiền bạc và quyền lực để trốn tránh công lý.


Bà Pandey cho rằng bạo lực tình dục có thể được ngăn chặn ngay từ các trường học. 


"Chúng ta cần hệ thống giáo dục đưa ra những hình thức giáo dục giới tính toàn diện. Điều quan trọng là mọi người cần có nhận thức đầy đủ về bạo lực tình dục. Chúng ta cần người dân hiểu được thế nào là đồng ý và từ chối, về sự độc hại của tình trạng nam giới cường quyền, và chúng ta giáo dục được trẻ em từ khi chúng càng nhỏ thì càng tốt", bà Pandey nói.


Án tử hình là không đủ

Giáo dục về bạo lực tình dục không phải là yếu tố duy nhất để cải thiện tình hình ở Ấn Độ. Bà Pandey nhấn mạnh cần có thái độ không dung thứ đối với mọi hình thức bất bình đẳng giới trong cuộc sống hàng ngày.


"Có quá nhiều sự giận dữ đối với những vụ hiếp dâm. Vậy sự giận dữ ở đâu khi phụ nữ phải hứng chịu nhiều hình thức lạm dụng khác hàng ngày, nhưng ở những khía cạnh khác. Những hành vi phân biệt đối xử như vậy cũng dẫn tới nhiều tội phạm nghiêm trọng hơn", bà Pandey nói.


Các tội ác thường xuyên diễn ra tại nhà hoặc gần nhà của các nạn nhân. Theo thống kê, 93,1% những kẻ phạm tội hiếp dâm là hàng xóm, họ hàng hoặc bạn đời tương lai của các nạn nhân. Tại Ấn Độ, hành vi hiếp dâm giữa chồng với vợ không bị coi là tội phạm hình sự. 


Một nghiên cứu về bạo lực gia đình năm 2016 cho thấy 31% phụ nữ đã kết hôn phải trả qua bạo lực tình dục, thể chất và tinh thần bởi chồng. Tình trạng này còn tệ hơn với 45% phụ nữ Ấn Độ cho rằng người chồng có quyền đánh đập vợ, theo nghiên cứu của World Bank.


Tuy nhiên, những cơn phẫn nộ ở tầm quốc gia chỉ nhắm vào các vụ tấn công bên ngoài phạm vi gia đình, trong khi những vụ bạo lực gia đình thường bị bỏ qua.


"Mọi người không kết nối hành vi đồi bại của người khác với cách cư xử thường ngày của chính họ trong gia đình, tại nơi làm việc hay bất kỳ nơi nào ngoài đường phố. Tôi nghĩ đây là một thiếu sót lớn", bà Narayan nói.


Các chuyên gia cho rằng án tử hình được người biểu tình yêu cầu áp dụng với những tội phạm hiếp dâm, bản thân nó, không giải quyết rốt ráo được vấn đề.


"Những người đàn ông đó có thể bị treo cổ, mọi người sẽ thỏa mãn với ý nghĩ chính phủ đã làm việc của mình, và mọi người lại trở về với cuộc sống bình thường. Rồi sau đó sẽ lại có một vụ hiếp dâm, và mọi chuyện lại tiếp diễn", bà Pandey nhận xét.


nan hiep dam o An Do anh 3

Một cuộc biểu tình đòi công lý cho các nạn nhân hiếp dâm ở Ấn Độ. Ảnh: AP.Phá vỡ sự ái ngại về vấn đề hiếp dâm

Bà Narayan cho rằng sự giận dữ của đám đông có thể tạo ra sự thay đổi. "Những cuộc biểu tình là cơ hội để bắt đầu nói về nạn bạo lực tình dục. Trước vụ hiếp dâm tập thể năm 2012 tại Delhi, người ta thậm chí không thể thực sự nói về từ "hiếp dâm". Vụ việc đó đã phá vỡ sự xấu hổ xung quanh vấn đề hiếp dâm". 


Yêu sách của người dân, thông qua những cuộc biểu tình, đã đến được một số nhà lãnh đạo. Mới đây, cảnh sát trưởng thủ đô Delhi Arvind Kejriwal cho biết nhà chức trách đã buộc các học sinh nam ký cam kết không có hành vi tội phạm đối với phụ nữ và trẻ em gái. Mẹ và chị em gái cũng được khuyến khích thảo luận nhiều hơn với các nam giới và cảnh báo học về những hành động sai trái.


Sự cần thiết gắn kết các trẻ em, đặc biệt là nam giới, vào phong trào chống bạo lực giới tính được kêu gọi và triển khai bởi nhiều tổ chức tại Ấn Độ, như Equal Community Foundation. 


Cuộc biểu tình phản đối vụ hiếp dâm và sát hại nạn nhân ở thành phố Hyderabad. Ảnh: Getty.



"Sáng kiến trao quyền cho phụ nữ sẽ tiếp tục không mang lại kết quả do sự chống đối đến từ đàn ông và trẻ em nam trong chính gia đình họ, những người về sau sẽ tiếp tục củng cố hệ thống giá trị gia trưởng", Christina Furtado, giám đốc điều hành Equal Community Foundation nhận xét.


Hình ảnh người dân đổ ra các con phố, thể hiện sự giận dữ và không chấp nhận hành vi bạo lực, lạm dụng đối với phụ nữ là một thông điệp mạnh mẽ khó có thể bị bỏ qua. Thế nhưng khi ai lại về nhà đó, phía sau bốn bức tường của gia đình, thông điệp từ đường phố trước hết cần thay đổi chính các gia đình.


Share:

Lâm Đồng: Giả sư lừa người dân 'cúng vong giải hạn', chiếm đoạt 40 triệu đồng

 Sáng 16/7, Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) phối hợp với Công an phường 6 tiến hành dựng lại hiện trường vụ lừa đảo “cúng vong giải hạn” rồi chiếm đoạt 40 triệu đồng bằng thủ đoạn đánh tráo tiền thật thành tiền “âm phủ”.

Trước đó, ngày 9/7, Nguyễn Ngọc Đoàn (SN 1978, ngụ ấp 5, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, Tiền Giang) giả danh người tu hành mang theo nhang vào nhà ông V.M.S. (SN 1967, ngụ tại đường Kim Đồng, phường 6, TP Đà Lạt) để bán với mục đích ủng hộ nhà chùa.

Lâm Đồng: Giả sư lừa người dân 'cúng vong giải hạn', chiếm đoạt 40 triệu đồng
Đối tượng Đoàn bị lực lượng chức năng dẫn tới hiện trường để dựng lại vụ việc.

Sau những câu thăm hỏi vờ như đã quen biết nhau từ trước, Đoàn vào nhà và đòi vợ ông S. dẫn lên lầu để xem bàn thờ nhà. Sau một hồi tung hỏa mù với những chuyện hoang đường về oan hồn, vong linh, và nhà đang có hạn nặng, đối tượng đề nghị gia chủ mua “ủng hộ chùa” 4 triệu tiền nhang.

Chưa dừng lại ở đó, Đoàn tiếp tục bịa ra nhiều chuyện về tâm linh, vong hồn đi theo gia chủ, nhà sẽ gặp đại hạn trong thời gian tới nên cần phải cúng vong để hóa giải hạn với các gói tổng chi phí 199 triệu đồng, hoặc 299 triệu đồng tiền mặt để trên bàn thờ, cúng xong gia chủ sẽ lấy lại không mất. Nhưng do gia đình không có điều kiện nên Đoàn đã quyết định đưa ra gói “ưu đãi” là 39 triệu đồng.

Tin “thầy cúng”, vợ chồng ông S. đi vay nóng 40 triệu đồng để Đoàn “cúng giải vong”.

Ngày 10/7, Đoàn quay lại và bắt đầu làm lễ cúng bái. Lúc này gia đình ông S. để số tiền 40 triệu đồng cùng các lễ vật lên bàn thờ để làm lễ. Khi lễ xong, Đoàn yêu cầu gia đình ông S. đi ra bờ suối xa nhà đốt lễ vật. Lợi dụng lúc này, Đoàn lấy cọc tiền “âm phủ” đã chuẩn bị sẵn đánh tráo tiền thật và lên xe bỏ trốn.

Lâm Đồng: Giả sư lừa người dân 'cúng vong giải hạn', chiếm đoạt 40 triệu đồng
Đối tượng diễn lại cảnh tráo tiền âm phủ để lấy tiền thật của gia chủ.

Khi đốt lễ cúng xong, quay vào nhà không thấy “thầy cúng”, cảm thấy nghi ngờ nên gia đình ông S. đã kiểm tra lại thì số tiền 40 triệu đồng đã biến mất; thay vào đó là cọc tiền âm phủ. Biết bị lừa nên ông S. đã lên trình báo với Công an phường 6, TP Đà Lạt.

Chiều 15/7, Công an TP Đà Lạt đã phối hợp với lực lượng chức năng địa phương bắt Nguyễn Ngọc Đoàn khi đối tượng đang lẩn trốn tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.

Vũ Linh

Share:

TRƯƠNG VĨNH KÝ - MỘT "NHÂN CÁCH" PHẢN BỘI TIÊU BIỂU

Mấy ngày qua, loáng thoáng đọc vài bài viết liên quan đến nhân vật Trương Vĩnh Ký…. Tính không viết gì…. Song, tối nay, cậu Em gởi cho đường link một bài báo và nói: anh cho em xin ý kiến suy nghĩ của anh….. Thôi thì hạ bút, viết vài dòng…


Năm 1999, mình được một ông anh nhờ giúp xử lý thông tin cho đề tài luận án tiến sĩ của anh ấy: Lịch sử Báo chí Việt Nam… Và, công việc đó đã đưa mình đến với Gia Định báo, đến với Trương Vĩnh Ký…


Hãy bắt đầu từ vài dòng tóm lược lai lịch của Trương Vĩnh Ký….

Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898), tên hồi nhỏ là Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm thành Trương Vĩnh Ký, hiệu Sĩ Tải; là nhà chính trị, nhà văn, nhà khoa học xã hội của Việt Nam trong thế kỷ 19. Với tư tưởng ủng hộ hết mình cho thực dân Pháp, ông đã được Pháp cử làm quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn. Trương Vĩnh Ký bị nhiều người phê phán vì đã trợ giúp đắc lực cho thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, ủng hộ thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị Việt Nam và làm cố vấn cho Pháp trong việc đàn áp Phong trào Cần Vương của những người kháng chiến chống Pháp. Trong các bức thư cá nhân, Trương Vĩnh Ký đã tự nhận mình là "Người bề tôi tận tâm và vâng lời" của nước Pháp. Có những người đã xếp Trương Vĩnh Ký vào nhóm Việt gian tay sai cho Pháp tiêu biểu trong thế kỷ 19, cùng với Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Lê Hoan.


Đối với báo chí viết bằng chữ Quốc ngữ tại Việt Nam, ông được coi là người tiên phong vì thực dân Pháp đã cho phép ông thành lập tờ báo quốc ngữ đầu tiên mang tên là Gia Định báo. Với sự hỗ trợ của thực dân Pháp, Trương Vĩnh Ký có nhiều công trình trên lĩnh vực văn hóa, nên được kết nạp làm thành viên thứ 18 của hội "Savants du Monde", một hội gồm nhiều nhà khoa học, văn học Pháp (một số nguồn Việt Nam hiểu nhầm, cho rằng ông "đứng thứ 18 trong các đại văn hào thế giới", nhưng thực ra "Savants du Monde" chỉ là tên gọi khoa trương, về bản chất đây là một hội tự lập mang tính giao lưu cá nhân và thành viên chỉ toàn người Pháp mà thôi). Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.


(hết trích).


Một bản tóm lược lai lịch của Trương Vĩnh Ký đủ ngắn để tất cả chúng ta có thể đọc hiểu về con người Trương Vĩnh Ký… và đủ dài để ghi lại trọn vẹn các thông tin cơ bản nhất về thân thế, sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký.


Và, nếu lịch sử đã sang trang, nếu các nhà nghiên cứu thấu hiểu đúng bản chất của từng vấn đề được gắn liền trong từng giai đoạn lịch sử…. thì hãy để nó “nằm yên” trong góc tủ của thư viện…. xin đừng bới ra, như là một “phát hiện” khoa học đầy kệch cỡm… Sự kệch cỡm của các nhà khoa học đã làm cho thế hệ trẻ “nửa mùa” chúng tôi cảm giác mông lung, mất hết niềm tin vào chính khoa học, chứ chưa nói đến những yếu tố tư tưởng xã hội khác mà chúng tôi từng tiếp cận…. (thực chất, như tôi, già chưa tới, trẻ thì đã qua – nên tôi gọi trẻ nửa mùa… vì những gì tôi được học trước đây, với những gì quý vị đang rao giảng là một sự mâu thuẫn khủng khiếp, có thể làm thay đổi toàn bộ nhân sinh quan của tôi về một giai đoạn lịch sử của dân tộc…).


Quý vị tổ chức hội thảo để “vinh danh” Trương Vĩnh Ký… như là một “ngôi sao sáng chói” trong một giai đoạn lịch sử nước nhà….?!?!?!


Vậy, quý vị đã đọc những gì do chính tay Trương Vĩnh Ký viết chưa? Tôi xin liệt kê vài điều… trong vô vàn điều mà ông ta đã viết…. dưới đây….


- Năm 1859, khi ông ta tròn 22 tuổi…. Trương Vĩnh Ký đã viết một lá thư tay, gởi cho Trung tướng Hải quân Pháp Jean Bernard Jauréguiberry đảm nhiệm vai trò quyền Tư lệnh quân Pháp ở Gia Định như sau: “… Tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Kitô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi… Nỗi thống khổ của chúng tôi hằng gánh chịu dưới bạo quyền của các quan lại triều đình gây ra…


Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta” (Thư viết tay khoảng cuối tháng 3/1859 -Văn khố Hải quân Pháp, Paris; SUM Vincennes – Vũ Ngự Chiêu sưu tầm). Và ngay năm sau 1860, khi quân Pháp chiếm một số tỉnh Nam kỳ, Trương Vĩnh Ký được làm thông ngôn cho các tướng Pháp Charner, Page, Bonard…


- Năm 1876, khi ông ta 39 tuổi, theo lệnh của Thống đốc Nam Kỳ, Đô đốc Duperré, Trương Vĩnh Ký bí mật ra Bắc “tìm hiểu tình hình”, chuẩn bị cho quân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ 6 năm sau đó (25/4/1882). Trương Vĩnh Ký báo cáo tình hình (tuy có nhiều chi tiết không đúng), thúc giục quân Pháp nhanh chóng tiến quân ra chiếm Bắc kỳ: “… Sự khốn cùng đang bao trùm dân chúng… đòi hỏi một sự thay đổi và một nền cai trị hữu hiệu… giải thoát một dân tộc đang cảm thấy suy vong”. Trương Vĩnh Ký cũng vẽ ra triển vọng Pháp sẽ thu được những quyền lợi vật chất cụ thể khi chiếm đoạt được xứ này: “… Xứ sở này chẳng thiếu tài nguyên, đất đai mà tôi dám quyết rằng có thể sánh với thổ nhưỡng của nước Pháp… chưa nói tới những tài nguyên khoáng chất bao la, và tôi xin phép nói rằng dân của xứ này đã chết đói trên một chiếc giường đầy vàng…”.


Trương Vĩnh Ký cũng báo cáo với viên Thống đốc Pháp về những điều ông ta ca ngợi sự bảo hộ của Pháp với một số sĩ phu Bắc kỳ: “… Tất cả quý vị đều phải thấy rằng nếu nhà cầm quyền Pháp có ý xâm chiếm xứ này, họ có thể làm việc ấy từ lâu một cách dễ dàng, không phải bàn cãi gì cả. Quí vị phải hiểu rằng quí vị là những kẻ yếu, thật sự quá yếu, cần một sự giúp đỡ của ai đó để gượng dậy… Và tốt hơn chỉ nên tin tưởng vào những bạn đồng minh… dựa vào họ một cách thành thật để đứng lên; phải thẳng thắn, không hậu ý… dang cả hai tay ra với họ…” (Thư ngày 28/4/1876 gởi quyền Thống đốc Pháp ở Nam kỳ, do Bùi Kha viện dẫn)


– Năm 1886, khi ông ta 49 tuổi, Paul Bert sang nhậm chức Tổng trú sứ Bắc kỳ và Trung kỳ, do quen trước trong chuyến công du Pháp năm 1863-1864, Trương Vĩnh Ký được Paul Bert mời giúp việc ở triều đình Huế. Theo yêu cầu của Paul Bert, Nam triều phong cho Trương Vĩnh Ký hàm Tham tá đệ tam phẩm (tương đương thứ trưởng), đứng chân trong Cơ Mật viện của vua Đồng Khánh, vị vua do Pháp dựng lên khi vua Hàm Nghi và cận thần Tôn Thất Thuyết khởi nghĩa ở Huế (5/7/1885) chống Pháp không thành công phải lánh ra Quảng Trị ban Chiếu Cần vương.

Vai trò của Trương Vĩnh Ký là bí mật điều khiển Đồng Khánh và Cơ Mật viện (cơ quan lãnh đạo cao nhất của triều đình Huế) làm theo ý đồ của Pháp. Trương Vĩnh Ký báo cáo cho Paul Bert: “… Tôi sẽ trấn áp tất cả các hãnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện Cơ mật” (Báo cáo ngày 17/6/1886 gởi Paul Bert).


Trương Vĩnh Ký cũng gợi ý cho Paul Bert tổ chức lực lượng đặc biệt để triệt phá bọn “phiến loạn” (Cần vương): “… Hãy nhanh chóng lập các đoàn lạp binh (thanh niên Công giáo) và võ trang cho họ. Ngài không có gì phải quan ngại… bởi vì quân khí do ngài cung cấp, cho mượn, hoặc bán đều thuộc trách nhiệm trực tiếp của nhà vua và chính quyền An Nam, sau cuộc bạo hành ngày 5/7, nay chỉ còn cách thuần phục nước Pháp…” (Thư ngày 5/10/1886)… “Bọn phiến loạn không đáng sợ, họ chỉ có những khí giới cổ lỗ của chính quyền An Nam và vài võ khí mới mua lại được của bọn buôn lậu Trung Hoa. Cái chứng cớ phơi bày ra ở Quảng Trị và Quảng Bình, họ đã không thể cắt được dù chỉ một lần đường dây điện thoại. Họ rất dễ bị tiêu mòn và trở lại ngoan ngoãn…”.


Chính Trương Vĩnh Ký đã nói rõ vai trò bí mật của mình ở Cơ Mật viện trong một thư gởi viên Giám đốc nội vụ Noel Pardon (sau khi Paul Bert chết): “… về phần tôi, xâm nhập vào Cơ Mật viện của nhà vua, vai trò của tôi là làm cho nhà vua và triều thần hiểu được các ý tốt (sic) của chính phủ Pháp cũng như điều động chính sách của chính phủ An Nam đi gần với chính sách của nước Pháp” (Thư ngày 19/1/1887, trình cho Bihourt người kế vị Paul Bert, qua viên Giám đốc Nội vụ Noel Pardon). Người ta thường gọi vai trò này là loại “điệp viên của Pháp”.


Rõ ràng, chỉ qua vài cột mốc lớn trong vòng đời của Trương Vĩnh Ký, chúng ta có thể kết luận: người “TRÍ THỨC” Công giáo Trương Vĩnh Ký theo phục vụ cho giới lãnh đạo cao cấp của đội quân xâm lược Pháp khi tuổi ông còn rất trẻ, ngay từ những ngày đầu chúng đến Việt Nam; và duy trì tính chất Việt gian phản quốc đó liên tục qua nhiều vai trong suốt cuộc đời, cho đến ngày bị thất sủng sau khi Paul Bert, người bảo trợ chính của ông đột ngột qua đời (1887) và cho đến ngày ông mất (1898).


Phải chăng, các nhà “lật sử” hôm nay đang muốn “biện minh” cho Trương Vĩnh Ký…. Là người “có công” mang “ánh sáng văn minh” của thực dân Pháp đến với đất nước chúng ta?!?!?

Vậy, hãy thử xem các hoạt động văn hoá của Trương Vĩnh Ký đã “đóng góp” được những gì?


Nói không ngoa, thì các hoạt động văn hóa của Trương Vĩnh Ký cũng không ra ngoài quỹ đạo của chính sách thực dân Pháp tại Việt Nam.


Chúng ta trở lại bối cảnh tình hình năm quân Pháp vừa đến Nam kỳ: Sau khi chiếm được Nam kỳ bằng vũ lực (1860), thực dân Pháp đã nghĩ ngay đến việc thiết lập thể chế cai trị dân bản xứ. Có hai khuynh hướng tổ chức chế độ cai trị: Phe Aubaret – Philastre chủ trương chỉ đô hộ về quân sự và kinh tế. Phe Lagrandìère, Chasseloup Laubat, – thắng thế, chủ trương trực trị, đồng hóa, tức Pháp sẽ đặt sĩ quan Pháp ở tất cả các cấp chính quyền. Người bản xứ thì cần thiết cho việc hầu hạ như cu ly, bồi bếp, chạy giấy, thông ngôn, ký lục…


Viên Thanh tra sự vụ bản xứ (Affaires Indigènes) Eliacin Luro thành lập Trường Tham biện (Collège des stagiaires, cũng gọi là Trường Hậu bổ) dạy cho số người Pháp (từ Pháp sang) “nghề” làm quan chức cai trị. Mặt khác, khi thời kỳ chinh phục bằng vũ lực đã qua, đến thời kỳ “nghiên cứu để cai trị”, Pháp cần sử dụng nhiều “thông ngôn” người bản xứ để giúp Pháp tìm hiểu đất nước và con người bản xứ, giúp trang bị kiến thức thông thường cho số người Pháp trong bộ máy cai trị thực dân. Cho nên Tướng Charner lập trường Adran từ rất sớm, sau đổi thành Trường Thông ngôn (Collèges des interprètes).





Tướng Bonard chủ trương giữ nguyên cơ cấu tổ chức xã hội Việt Nam ở làng. Viên Giám đốc nội vụ Paulin Vial nói thẳng: “Đó là phương pháp duy nhất thích hợp với sự an toàn của chúng ta (người Pháp), vì nó chia rẽ dân bản xứ bằng cách thừa nhận họ tự trị các làng xã, một điều họ rất quan tâm… Nó mang an ninh cho nhà cầm quyền Pháp, không cho nhân dân có thể liên kết với nhau trong mọi hành động chung chống lại chúng ta” (Paulin Vial, “L’Annam et le Tonkin”, trích dẫn bởi Vũ Quốc Thúc trong “Pháp chế sử ViệtNam”).


Thực dân Pháp còn cho rằng, để triệt tiêu mọi ảnh hưởng của số sĩ phu lãnh đạo kháng chiến thì phải thay thế chữ Nho bằng chữ Quốc ngữ, dùng Quốc ngữ làm công cụ đắc lực cho chính sách trực trị, đồng hóa của chúng (Địa chí Văn hóa TP.HCM, tập II, trang 200-201). Pháp mở trường dạy chữ Quốc ngữ, nhưng lúc đầu các trường này rất ít người học. Còn những người học xong thì cũng không có gì để đọc ngoài mấy quyển sách về tiểu sử các ông thánh. Cho nên yêu cầu về phiên âm, phiên dịch, viết sách Quốc ngữ là cấp thiết.


Đó là bối cảnh chính trị – xã hội ở Nam kỳ những năm sau Hòa ước Nhâm Tuất 1862 và khi Phan Thanh Giản đầu hàng Pháp năm 1867 (Pháp chiếm hết 6 tỉnh Nam kỳ).


Trương Vĩnh Ký là người phiên âm, dịch nhiều sách nhất trong những buổi đầu ấy. Nhà sử học Jean Bouchot, trong sách của ông (Petrus Ký, Erudit Cochinchinois, (P. Ký, nhà thông thái Nam kỳ) Jean Bouchot, Imprimerie Commerciale, 1925) đã khen cái ý thức, cái tài năng của Trương Vĩnh Ký: “Tất cả những gì ông (Trương Vĩnh Ký) đã dịch từ Hán ra chữ Quốc ngữ đều không có mục đích nào khác là làm cho người Nam chấp nhận mẫu tự La tinh và giảm bớt dùng chữ Hán”… “Việc đó ông Trương Vĩnh Ký đáp ứng đúng với yêu cầu của các vị Đô đốc – Thống đốc đã từng bày tỏ ngay từ lúc Pháp mới chinh phục Nam kỳ, những điều mà ông Vial, Giám đốc nội chính đã nói lên và ông Vial đã đánh giá đó là những trở ngại do chữ Hán gây ra giữa người Pháp và người Nam” (ĐCVH TP.HCM, tập I, tr.203).


Luro đã viết trong phúc trình lên Thống đốc Nam kỳ: “Từ lâu tôi đã thỉnh cầu một cách vô hiệu rằng người ta phải phiên dịch, dưới sự chăm sóc của một Hội đồng có đủ quyền hành, lịch sử nước An Nam và những sách cao quí của triết lý Trung Hoa. Người dân ít nghe tiếng quan thoại, vào trình độ họ sẽ rất sung sướng có được những cuốn sách dịch bằng ngôn ngữ thường ngày của họ một cách thanh nhã (Taboulet, La geste francaise en Indochine (Sự nghiệp lớn của Pháp ở Đông Dương), tập II, tr.594 – Trích lại của Nguyễn Sinh Duy “Cuốn sổ bình sanh Trương Vĩnh Ký”, Nam Sơn xb, Sài Gòn, tháng 3/1975).


Trên lĩnh vực này Trương Vĩnh Ký cũng cộng tác với Pháp rất sớm, từ 1864, và đeo đuổi suốt đời, đến năm 1894 (30 năm). Trong thời gian 30 năm ấy, theo chủ trương của Pháp, Trương Vĩnh Ký đã viết, dịch, phiên âm, khảo cứu hơn 124 đầu sách (theo Nguyễn Sinh Duy, Sđd), gồm 3 thể loại sau:


1. Loại cẩm nang giao dịch: phần lớn là những giáo trình ông dạy ở Trường Thông ngôn, Trường Hậu bổ (Tham biện); có thể kể: Abrégé de la grammaire annamite, 1867 (Tóm lược văn phạm tiếng An Nam; Cours pratique de la langue Annamite, 1868 (Giáo trình thực hành tiếng An Nam); Mẹo luật dạy tiếng Pha-lăng-sa, 1869…


2. Loại nghiên cứu truyền thống bản xứ:

*Loại tài liệu nghiên cứu này đã được giáo sĩ Legrand de la Liraye soạn thảo từ khoảng năm 1844¬1855, nhưng cũng chỉ là những ghi chép sơ sài. Trương Vĩnh Ký là người Việt đầu tiên lấp đầy những khiếm khuyết của nhà truyền giáo trên. Trong Lời tựa cuốn Cours d’Histoire annamite (Giáo trình Lịch sử xứ An Nam) Trương Vĩnh Ký nhấn mạnh: “Tôi muốn quí vị, bằng thứ tiếng Pháp hay ho và phong phú này sẽ làm quen với lịch sử của nước chúng tôi. Tôi hy vọng thiên thuật sự này được hiểu bằng một thứ ngôn ngữ mà quí vị đang theo học, sẽ giúp quí vị đi sâu vào tất cả những tinh tế của nó, đồng thời cho phép quí vị chọn lọc một cách thuận lợi cái đặc sắc trong đó” (Nguyễn Sinh Duy trích dẫn theo Bouchot, Sđd, tr.27). Dưới ngòi bút Trương Vĩnh Ký “cơ cấu xã hội Việt Nam được tập hợp một cách có phương pháp và hệ thống, đặc biệt rất quan trọng, rất chính xác cũng như rất khích lệ cho những yêu cầu đúng lúc đối với các nhà cai trị Pháp đương thời” (Nguyễn Sinh Duy, Sđd, tr.42). Các sách loại này có: Cours d’Histoire annamite (Giáo trình Lịch sử nước An Nam), tập I, 1875 – tập II, 1877; Saigon d’autrefois (Sài Gòn xưa) 1882; Saigon d’aujourd’hui, 1885 (Sài Gòn ngày nay); Ước lược truyện tích nước Nam, 1887; Annam politique et social (Chính trị và xã hội nước An Nam)…


*Loại nghiên cứu chuyên đề:

Trên các lĩnh vực địa lý, canh nông, thực vật học… Trương Vĩnh Ký làm việc cật lực, thậm chí với một nghị lực và lòng say mê “phi thường”, nhưng thực ra nó chỉ đóng góp cho yêu cầu của Ủy ban nghiên cứu phát triển Canh nông và Kỹ nghệ Nam kỳ (Comité Agricole et Industriel de la Cochinchine) mà chủ đích là phục vụ việc tận khai thác thuộc địa Nam kỳ của thực dân Pháp. Nhiều sách, bản đồ loại này của Trương Vĩnh Ký đã được đưa vào loại tài liệu mật, như tập Dư đồ thuyết lược, mà trước đó những bản đồ của Dayot, Brun, Taberd… thế kỷ XVIII không đáp ứng được (Nguyễn Sinh Duy, Sđd, tr.46).


3. Loại phổ biến chữ Quốc ngữ:

Từ sau năm 1862, khi Pháp đã chiếm 3 tỉnh Đông Nam kỳ, chữ Quốc ngữ trở thành công cụ cho “chính sách thực dân bằng sách vở”, là văn tự chính thức cho các giấy tờ hành chánh, tư pháp và thương mại. Áp dụng và phổ biến chữ Quốc ngữ vào dân gian không gì hơn là chuyển ngữ ngay nền văn chương truyền khẩu.

Trương Vĩnh Ký viết, phiên âm, dịch thuật… các sách thuộc loại này, như Sách vần Quốc ngữ, Chuyện đời xưa, Kim Vân Kiều, (1875), Đại Nam quốc sử diễn ca (1875), Sơ học vấn tân quốc ngữ diễn ca (1877), Gia huấn ca, Nữ tắc, Thơ mẹ dạy con, Lục Vân Tiên truyện, Tam tự kinh Quốc ngữ diễn ca, Tam thiên tự giải âm, Minh Tâm Bửu giám, Trung Dung, Bất cượng, chớ cượng làm chi… Sách Trương Vĩnh Ký đều do chính phủ thuộc địa ấn hành và bao tiêu.


Như vậy thực tế đã chỉ rõ, toàn bộ công trình biên tập và khảo cứu của Trương Vĩnh Ký đều được viết theo lệnh, hoặc gợi ý của nhà cầm quyền thuộc địa bấy giờ. Nhiều người gọi “Đó là công trình đào xới thuộc địa” của những Aubaret, Luro, Vial, Silvestre, Philastre, Schreiner, Liraye… được thể hiện bằng nhận định và cảm nghĩ xác thực của một con người bản xứ tay sai Trương Vĩnh Ký, điều mà các quan thực dân Pháp không thể có được.


Sau này, những công trình đó trở thành những tài liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa của lớp người đến sau, đó là vấn đề hoàn toàn khác, là sự phát triển khách quan của công cuộc “Trở về cội nguồn” của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước; điều đó hoàn toàn nằm ngoài chủ đích của Trương Vĩnh Ký và các quan thầy của ông. Đặt cho Trương Vĩnh Ký những mỹ từ “nhà bác học lớn” đầu tiên của Việt Nam (Jean Bouchot), một “thiên tài về ngôn ngữ học”… (họ không biết rằng Trương Vĩnh Ký đến sau Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức… khá lâu), đó là những xưng tụng không đúng thực tế lịch sử, càng không đúng với bản chất, động cơ đích thực của Trương Vĩnh Ký.


Nếu cần nói thì nên khẳng định một thực tế khác: khi kẻ tay sai phản phúc càng giỏi phục vụ kẻ cướp nước thì tai họa cho nhân dân càng lớn, nếu người dân, người trí thức chân chính Việt Nam không có bản lĩnh “tương kế tựu kế” lấy “gậy của ông đập lại lưng ông”, như các thế hệ nhân sĩ trí thức đầu thế kỷ XX sau này đã làm với chữ Quốc ngữ trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, Minh Tân, Duy Tân… và các tên tuổi lớn Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh… Họ nối tiếp các giá trị tinh thần truyền thống của Dân tộc là Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Khí phách kiên cường bất khuất, xả thân vì nghĩa lớn Giải phóng dân tộc, đặc biệt là Bản lĩnh Trí tuệ Việt Nam… chớ không phải nối tiếp sự nghiệp làm Văn hóa bán nước của Trương Vĩnh Ký.


Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Trần Văn Giàu đã nói rất đúng: “Khi mà xâm lược và kháng chiến đang chọi nhau dữ dội, trên chiến trường Thắng (lợi) Thất (bại) chưa ngã ngũ hẳn, khi ấy mà ai đứng hẳn về phe địch thì nhà chép sử nào, dù có rộng xét mấy cũng không thể lấy bất kỳ số sách vở sáng tác hay phiên dịch nào để biện bạch và giảm nhẹ trách nhiệm tinh thần của một người dân nước, nhất là của một “Kẻ Sĩ” (Địa chí Văn hóa TP.HCM, 1985: Sđd, tập II, tr.232).


Ôi thay, cuộc đời thật đảo điên…. Chính Trương Vĩnh Ký, đến ngày cuối đời, bất giác nhận ra được điều gì đó… mà trăn trối lại… nói với hậu thế, phải ghi trên bia mộ của mình một câu tiếng Latinh: “Miseremini Mei Saltem Vos Amici Mei” (tạm dịch là: “Xin hãy thương xót tôi, hỡi các anh chị là những người bạn tôi”). Thực chất, câu này không phải của Trương Vĩnh Ký, mà là Trương Vĩnh Ký lấy từ Kinh Cựu Ước, trong phần: Sách của Job (Job – 19.21-27), thuật lại chuyện Job bị Thượng đế và loài người lìa bỏ.


Nguyên văn trong sách là: “Xin thương tôi, xin thương xót tôi, hỡi các anh là những người bè bạn, vì chính tay Thiên Chúa đã đánh tôi! Tại sao các anh bắt chước Thiên Chúa mà đi săn đuổi tôi, và vẫn chưa no nê với máu thịt của tôi sao? Ôi, những lời tôi nói đây, phải chi có người chép lại, phải chi có người ghi vào sách, có người đục bằng sắt, trám bằng chì, tạc vào đá cho đến muôn đời!”.


Há phải chăng, Trương Vĩnh Ký, trước khi nhắm mắt, xuôi tay, đã phải mượn lời để thốt lên những sự thật thẳm sâu đang gặm nhấm tâm hồn của ông ta? Mà thực tế, ngay thời điểm đó, ông ta làm gì còn tâm hồn… tâm hồn của ông ta đã được bán cho quỷ dữ rồi mà…


Thế tại sao, hôm nay, các nhà khoa học lại “đào” lên cái thây xác không có tâm hồn đó, rồi ca tụng như là một vĩ nhân? Quý vị làm như vậy, há có cảm thấy xấu hổ với những Hàm Nghi, Duy Tân, Tôn Thất Thuyết… với những Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Hoàng Hoa Thám… hay với những Nguyễn Đình Chiểu, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu,… hay không?


Hay, tâm hồn của quý vị cũng được “gởi gắm” theo cùng Trương Vĩnh Ký mất rồi…!?!?!

TCLB


Chưa hết, các nhà báo còn "tôn vinh" Trương Vĩnh Ký như là một con người yêu nước... nói đến đây... chỉ còn biết thở dài.... không còn gì để có thể nói được nữa.... nếu có chăng, chỉ dám nói thêm một câu dẫn của Vũ Trọng Phụng rằng: con đĩ cũng có thể yêu nước nữa kia mà....


#Người_vận_chuyển_Đánh_giày_vạn_lý


p/s: nửa đêm không buồn ngủ....

Share:

Để người tu động lòng dục là có trách nhiệm của Phật Tử


Bây giờ thời thế loạn. Không phải ai mặc áo chùa, đầu cạo trọc đều là người Tu hành.

Mấy con nhang  thích Sư đầu trọc mà không phân biệt được ai tu thật, ai tu giả.  Họ không mang tâm vào chùa để tìm sự Giác ngộ mà là kiếm ăn,  nói chuyện tào lao trong chùa.







Hộ pháp TAN

Nguồn : mạng XH 

Share:

Những Kẻ Khốn Nạn

 NHỮNG KẺ KHỐN NẠN 👎👎👎


Đó là những kẻ dân chủ nửa mùa, ba cây bọ gậy, vẫn luôn cho rằng mình là "tân tiến", là "văn minh, là "hiểu rõ mọi chuyện" và "biết mọi thứ"... Chúng tràn vào trang cá nhân chị vợ của một chiến sĩ đã hi sinh tại Đồng Tâm, chúng xúc phạm chị và cháu, chế ảnh tùm lum bậy bạ. Chúng nói rằng cái chết của chiến sĩ chồng chị là giả tạo, chị được "thuê để khóc"... 


Chúng báo cáo trang cá nhân của chị, gửi những dòng tin nhắn xúc phạm đến gia đình anh chị. Chúng vào tận trang cá nhân của chị, tìm ra địa chỉ cơ quan, rồi vào tận trang cá nhân cơ quan của chị và đe dọa.


Chính những kẻ đó, sau phóng sự của VTV24 về nỗi đau những người ở lại, chúng dọa rằng sẽ tìm đến nơi gia đình các chiến sĩ ở, sẽ "vạch trần nỗi đau giả tạo". Chúng luôn cho rằng cái chết của các anh là "giả tạo", là "che giấu", phóng sự của VTV là tạo dựng.


Đó là một cô ca sĩ, rất thích chính trị và rất nhân văn. Cô ấy nói rằng việc một trường tư không chấp nhận việc phụ huynh "nộp thiếu học phí", cho rằng giáo dục rời xa hai chữ "nhân văn". Trước đó, chính cô ca sĩ này, khóc nức nở, mắt mờ đi và phải đeo kính đen để tưởng nhớ "một ông già ở Đồng Tâm chống lại bạo quyền". Vậy nhân văn ở đây là gì? Là phải trừng trị kẻ phạm tội, ghi nhớ công lao của những người đã hi sinh vì Tổ Quốc. Chứ không phải là mượn danh ca sĩ, thể hiện mình là người có tầm ảnh hưởng, rồi muốn viết cái chết tiệt gì cũng được. Nhân văn kiểu gì? Mà lại đi ca ngợi tội phạm và xúc phạm các chiến sĩ - những người vì dân vì nước? 


Đó là kẻ, tự nhận là nhân sĩ "dân chủ", cho rằng lũ người chống phá không phải là tội phạm, không phải là khủng bố vì "không giam giữ con tin, không phạm tội nghiêm trọng"... Nhưng, tàng trữ vũ khí trái phép, chế tạo bom xăng, vật liệu nổ, nói trực tiếp lên mạng rằng sẽ "giết tất", "đốt hết"... Luật pháp nào cho phép người dân chế tạo bom xăng? Người bình thường nào tự dưng đào hào, chuẩn bị vũ khí tự chế? Không khủng bố thì là gì? 


Thế nào là khủng bố? Theo Quốc hội Úc, thì đây là các hành vi đe dọa bằng hành động, lời nói... được tính toán hoặc dàn xếp từ trước. Các hành vi khủng bố có thể được thực hiện một cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Quan trọng hơn, hành vi khủng bố còn gây ám ảnh bởi tính đại chúng, những kẻ thực hiện khủng bố cố tình muốn đưa các thông tin khủng bố để khiến dân chúng sợ hãi. 


Vậy hãy nhìn lại cái cách mà lũ tội phạm ở Đồng Tâm đang làm xem. Đó là hành vi dàn xếp "trận địa" nhằm chống đối cơ quan chức năng, lên kế hoạch phạm tội từ trước, chế tạo vũ khí trái phép, âm mưu giết người và lan truyền hình ảnh đe dọa chống đối cơ quan chức năng, dọa sẽ đoạt mạng hàng trăm chiến sĩ.


Tại sao không cắt điện nước, bao vây và ném lựu đạn hơi cay? Đúng là cái kiểu trí thức nửa mùa. Đây là đời thực chứ không phải là chơi Call of Duty hay PUBG. Khu vực lũ tội phạm "dàn binh" nằm ở gần khu dân cư, rất có thể lũ tội phạm này sẽ gây thiệt hại cho dân lành bằng vũ khí của chúng. Không loại trừ chúng thực hiện các hành vi phạm tội hướng đến người dân lành tại Đồng Tâm nhằm gây sức ép cho các chiến sĩ. Ngoài ra, trong bao nhiêu ngày trước đó, không biết bao nhiêu lần mà cơ quan chức năng yêu cầu đối thoại, làm việc, nhưng lũ tội phạm đó đáp lại như thế nào? 


Tại sao phải bắn kẻ chủ mưu, trong khi kẻ chủ mưu què chân, già yếu, trong khi có thể sử dụng hơi cay? Vấn đề là kẻ chủ mưu này cầm mìn trên tay trong khi đó hơi cay không có tác động ngay lập tức. Trong thời gian đợi hơi cay tác động, không loại trừ trường hợp tên này sẵn sàng dùng mìn tự sát hoặc ném vào phía các chiến sĩ, lúc ấy, thiệt hại sẽ không còn là nhỏ nữa, tính mạng các chiến sĩ khác cũng sẽ bị đe dọa. Lúc phạm tội, thì lại đưa các yếu tố như già yếu, què chân ra để bao biện, nhưng què chân hay già yếu thì ảnh hưởng gì đến việc cầm mìn? Què chân chứ có cụt tay đâu? 



Nhân văn với lũ tội phạm khủng bố? Đòi quyền sống cho tụi ấy, tại sao không nhân văn với các chiến sĩ - những người đã hi sinh khi làm nhiệm vụ? Đồng cảm với người nhà lũ tội phạm, nhưng lại khốn nạn với người nhà của các chiến sĩ đã hi sinh? 


Những tên tội phạm còn có may mắn đứng trước vành móng ngựa, còn được ăn uống và hít khí giời, còn được nhìn mặt trời buổi sáng và thấy sao trời buổi đêm, còn được nói lời xin lỗi và khoan hồng, nhiều kẻ còn mong được sống. Nhưng có những chiến sĩ không còn có thể lắng nghe những lời xin lỗi ấy được nữa...

_____

#tifosi

#TCLB

Share:

Vụ Đồng Tâm: Cần làm rõ sự liên quan của các ông Nguyễn Đức Chung, Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng, Nguyễn Sỹ Dũng

 Trước khi đi vào nội dung bài này, một lần nữa Google.tienlang xin khẳng định: Google.tienlang không bênh ai, chống ai, chúng tôi chỉ nói SỰ THẬT và chỉ tuân theo pháp luật như đã nói trong bài tự bạch: Cùng Bạn đọc: VÌ SAO TÊN GỌI “TIÊN LÃNG”?



https://googletienlang2014.blogspot.com/p/cung-ban-oc-vi-sao-ten-goi-tien-lang.html!

I. ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG.

Ông Nguyễn Đức Chung hiện nay cũng đang bị tạm giam vì hành vi tham nhũng trong các vụ án khác, không liên quan đến vụ Đồng Tâm.

Vậy, vì sao luật sư bảo vệ cho các bị cáo trong phiên sơ thẩm vụ Đồng Tâm yêu cầu triệu tập ông Nguyễn Đức Chung?

Dù chưa biết luật sư đòi triệu tập ông Nguyễn Đức Chung để làm gì, song Google.tienlang có cơ sở để khẳng định vị luật sư này định nói rằng ông Nguyễn Đức Chung khi còn đương chức Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố đã từng “Cam kết “KHÔNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM TOÀN THỂ DÂN ĐỒNG TÂM!” nhưng rồi lại “lật lọng”! Quan điểm vớ vẩn này được bọn rận chấy trong cái tổ chức phản động Lê Hiếu Đằng nêu trên mạng xã hội phản động Tiếng Dân, được các đài báo phản động tung hô như BBC, RFA, VOA, Dân Làm báo của Việt Tân. Vì là quan điểm vớ vẩn được nêu trên những trang báo mà người dân Việt Nam đã biết rõ là phản động, và đã là rận chấy, phản động thì đương nhiên họ đều cố ý tung tin nhảm để làm lung lạc lòng dân thôi, do vậy, những trang nhảm kia không đáng để Google.tienlang quan tâm, phản biện.

Nhưng nay luật sư bảo vệ cho các bị cáo cũng hùa theo cái quan điểm vớ vẩn trên nên Google.tienlang thấy cần lên tiếng làm rõ về “sự liên quan” của ông Nguyễn Đức Chung tới vụ Đồng Tâm, về Bản Cam kết giấy trắng mực đen mà ông Nguyễn Đức Chung đã tự viết, tự ký ở Đồng Tâm ngày 22 tháng 4, 2017.



Xin lưu ý về hoàn cảnh ra đời của Bản cam kết.

Tại thời điểm trước khi ông Chung về đối thoại, đa số người dân Đồng Tâm đã biết họ sai và đang lo lắng rồi đây chính quyền sẽ bắt giữ hàng loạt TẤT CẢ những người đã tham gia vụ này. Có một số kẻ rận xĩ còn hăm dọa, rằng ông Chung về, Công an Hà Nội sẽ “khủng bố trắng”! Ngày 21/4/2017, thay mặt người dân xã Đồng Tâm, ông Trần Đình Ba, Phó trưởng thôn Hoành đã phát biểu trên VTC bày tỏ nỗi lo lắng này của người dân xã Đồng Tâm.

Ông Trần Đình Ba, Phó trưởng thôn Hoành, xã Đồng Tâm đề nghị không truy cứu trách nhiệm NHÂN DÂN xã Đồng Tâm, tức là TOÀN THỂ NHÂN DÂN XÃ:

Ông Trần Đình Ba, Phó trưởng thôn Hoành, xã Đồng Tâm đề nghị không truy cứu tráchnhiệm:

Trong bối cảnh đó, ông Chung đã có 1 cam kết rõ ràng và chính xác: “2. Không truy cứu TNHS đối với TOÀN THỂ NHÂN DÂN XÃ ĐỒNG TÂM.”

Còn một số kẻ cầm đầu, kích động bà con làm loạn thì dù muốn dù không cũng sẽ bị pháp luật sờ gáy. Pháp luật đã quy định như vậy. Ông Chung hay cả Chủ tịch nước cũng không thể đứng trên pháp luật.

Cũng xin nhấn mạnh, nguyên văn câu nói của ông Nguyễn Đức Chung mà VTC đã trích dẫn:

“Tôi tin đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Luật pháp có quy định thành khẩn, khắc phục hậu quả, tôi tin bà con sẽ được giảm nhẹ”

Tức là “Giảm nhẹ” cho ngay cả những kẻ cầm đầu nếu biết thành khẩn, khắc phục hậu quả” chứ không phải KHÔNG TRUY CỨU BẤT CỨ AI Ở ĐỒNG TÂM. Nếu là KHÔNG TRUY CỨU BẤT CỨ AI Ở ĐỒNG TÂM thì cần gì phải GIẢM NHẸ hay không GIẢM NHẸ?

Tiếc rằng, BÁO CHÍ TRÍCH DẪN SAI LỜI ÔNG NGUYỄN ĐỨCCHUNG TẠI ĐỒNG TÂM như bài viết của chúng tôi ngay tối 22/4/2017

Xem bài Nóng: BÁO CHÍ TRÍCH DẪN SAI LỜI ÔNG NGUYỄNĐỨC CHUNG TẠI ĐỒNG TÂM

https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/04/nong-bao-chi-trich-dan-sai-loi-ong.html

Hôm nay, Google.tienlang nhấn mạnh lại một lần nữa, sự hoang mang lo lắng của người dân xã Đồng Tâm qua lời ông Trần Đình Ba trên VTC rằng Công an sẽ “khủng bố trắng”, sẽ bắt giam, sẽ truy cứu TOÀN THỂ NHÂN DÂN XÃ Đồng Tâm là không có căn cứ. Chẳng bao giờ lại đi truy cứu TNHS với TOÀN THỂ cả nghìn con người cả.

Trong khoa học Hình sự có thuật ngữ CÁ THỂ HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ.

Tức là cơ quan điều tra phải làm rõ những kẻ cầm đầu, chủ mưu, tích cực thực hiện… để xử lý hình sự, còn những người bị ép buộc, hoặc a dua… thì có thể không truy cứu. Và ngay đối với những kẻ cầm đầu, chủ mưu, tích cực thực hiện… nhưng nếu biết thành khẩn, khắc phục hậu quả thì chắc chắn khi lượng hình, Tòa án sẽ Giảm nhẹ Trách nhiệm hình sự, đúng như lời ông Nguyễn Đức Chung đã nói.

Từ những phân tích trên, Google.tienlang đồng tình với Hội đồng xét xử vụ Đồng Tâm, rằng KHÔNG CẦN THIẾT TRIỆU TẬP ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG.

II. VỀ SỰ LIÊN QUAN CỦA CÁC ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC, LƯU BÌNH NHƯỠNG.

Google.tienlang cùng cộng đồng mạng nói chung không hài lòng khi cơ quan điều tra không xem xét sự liên quan đến vụ Đồng Tâm của hai ông đương nhiệm ĐBQH Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng.



Google.tienlang cho rằng hành vi của 2 ông ĐBQH này có dấu hiệu Đồng phạm với vai trò giúp sức ở vụ Đồng Tâm.

Khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định, nguyên văn như sau:

“Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”

So với hành vi của người tổ chức, người giúp sức và người thực hành  thì hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội ở mức thấp hơn song không kém phần nguy hiểm. Hành vi giúp sức chỉ đóng góp vai trò là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm, chứ nó không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm.

Tiếp theo, ta hãy xem xét hành vi của các ông Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng có phải là “người tạo điều kiện tinh thần” cho ổ nhóm tội phạm ở xã Đồng Tâm hay không?

Tại sao tại thời điểm đến ngày 21/4/2017, ông Trần Đình Ba- Phó thôn Hoành đã nói trên VTC rằng ổ nhóm tội phạm này đã biết họ sai và xin lỗi Đảng, Nhà nước nhưng sau đó thì họ lại tiếp tục đẩy mạnh sự chống đối qua việc chuẩn bị bom mìn, lựu đạn và huênh hoang tuyên bố “sẽ sẵn sàng giết 300 đến 500 công an”?



Ai đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho nhóm tội phạm này nếu không phải là hai ông nghị Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng?

Tại bài này, Google.tienlang thấy không cần thiết phải nhắc lại các phát biểu của hai ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng, bởi chúng vẫn lưu trên báo chí.

III. VỀ SỰ LIÊN QUAN CỦA ÔNG NGUYỄN SỸ DŨNG- CỰU PHÓ VĂN PHÒNG QUỐC HỘI.

Theo Google.tienlang, dấu hiệu Đồng phạm với vai trò giúp sức về mặt tinh thần cho ổ nhóm tội phạm Đồng Tâm của hai ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng là rõ hơn so với ông Nguyễn Sỹ Dũng- Cựu Phó Văn phòng Quốc hội. Hai ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng trực tiếp đi-về Đồng Tâm, trực tiếp gặp gỡ Lê Đình Kình, Phạm Viết Hiểu, Lê Đình Công…, trực tiếp phát biểu trên nghị trường Quốc hội “đòi tiền cơm” cho nhóm tội phạm này, nhiều lần phát biểu trên báo chí bảo vệ họ v.v… Còn ông Nguyễn Sỹ Dũng thì chỉ một lần phát biểu trên VTC qua bài Anh Chung cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự có đúng? vào ngày 22/4/2017.

Link vẫn còn đây: https://vtc.vn/anh-chung-cam-ket-khong-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-co-dung-ar317940.html

Google.tienlang khẳng định, ông Nguyễn Sỹ Dũng, dù mang danh Tiến sĩ luật, dù từng giữ chức vụ cao là Phó văn phòng Quốc hội nhưng ông đã hiểu sai lời ông Nguyễn Đức Chung. Ông Chung cam kết “Không truy cứu đối với TOÀN THỂ NHÂN DÂN XÃ ĐỒNG TÂM”, tự ông Nguyễn Sỹ Dũng đã suy diễn ra thành KHÔNG TRUY CỨU BẤT CỨ AI Ở XÃ ĐỒNG TÂM và những luận điểm ông Nguyễn Sỹ Dũng đưa ra trong bài báo trên là luận điểm xằng bậy, quái gở, rằng ông Chung chỉ cần căn cứ vào Hiến pháp và có thể đạp lên các quy định khác của pháp luật!

Xin thưa ông Nguyễn Sỹ Dũng, ở Việt Nam ta, Hệ thống pháp luật là thống nhất, từ Hiến pháp đến các bộ luật. Các bộ luật là các quy định cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của Hiến pháp theo từng lĩnh vực. Tuân thủ Hiến pháp và các bộ luật là nghĩa vụ của bất cứ công dân nào, trong đó có bất cứ quan chức nào! Bởi nếu ông Chủ tịch Hà Nội có quyền “chỉ tuân thủ Hiến pháp và có thể đạp lên các bộ luật” thì các vị chủ tịch các địa phương khác chịu kém cạnh hay không? Và khi đó thì cần gì phải có công an, kiểm sát, tòa án nữa, thưa ông?

Ngày 21/4/2017, trước 1 ngày ông Nguyễn Đức Chung về đối thoại thì tại bài Nóng: Ngày mai, 22/4, đối thoại với bà con ĐồngTâm, Chủ tịch Chung sẽ tuyên bố: KHÔNG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM?

https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/04/nong-ngay-mai-224-oi-thoai-voi-ba-con.html, chúng tôi đã viết như sau: “Theo nhận định của Google.tienlang thì yêu sách trên của ông Trần Đình Ba rất khó được ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chấp nhận. Bởi ông Nguyễn Đức Chung, dù là quan chức lớn nhưng quyền hạn không phải là vô biên. Trên ông Chung còn có cả một hệ thống pháp luật. Dù có vị tha, nhân đạo đến đâu chăng nữa thì ông Nguyễn Đức Chung không thể đứng trên pháp luật để quyết định việc tha bổng cho những kẻ đã vi phạm pháp luật.”

Nực cười là trên báo Một Thế giới đăng bài phụ họa cho quan điểm quái gở của ông Nguyễn Sỹ Dũng tại bài Tính pháp lý bản cam kết của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với xã Đồng Tâm. Có thể Ban biên tập báo Một thế giới thấy bài này sai sai, nhảm nhí nên đã âm thầm hạ bài, nhưng nay ta vẫn đọc được bài này trên trang Tin Môi trường của HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM theo link http://www.tinmoitruong.vn/phap-ly/tinh-phap-ly-ban-cam-ket-cua-chu-tich-nguyen-duc-chung-voi-xa-dong-tam_48_50656_1.html

Báo Báo Một Thế giới có lời dẫn “Tuy nhiên, ngay sau khi bản cam kết này của ông Nguyễn Đức Chung được phát đi và lan truyền trên mạng xã hội thì nhiều người đặt ra nghi ngờ về tính pháp lý của lời cam kết đó.

Câu hỏi đặt ra là: Chủ tịch UBND TP. Hà Nội có quyền quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Đây chỉ là cam kết không truy cứu “toàn thể” chứ không miễn truy cứu trách nhiệm hình sự một vài người trong vụ việc?

Để tỏ đường dư luận, giải đáp tính pháp lý của bản cam kết đó, Báo điện tử Một Thế Giới xin chia sẻ ý kiến của Luật sư Tô Năng Như, Giám đốc Công ty luật Hợp danh Trí Đức, nguyên Chủ nhiệm Đoàn luật sư Quảng Ninh, nguyên uỷ viên hội đồng luật sư toàn quốc.”

Tô Năng Như, Giám đốc Công ty luật Hợp danh Trí Đức, nguyên Chủ nhiệm Đoàn luật sư Quảng Ninh

Ông Tô Năng Như phán bậy bạ:

“- Có thể khẳng định ngay Chủ tịch không có quyền về tư pháp như điều tra, truy tố, xét xử… Nhất là trong những thể chế tam quyền phân lập thì điều này càng rõ, ai cũng biết.

– Tuy nhiên ở nước ta tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập quyền, mọi quyền lực đều do Đảng lãnh đạo. Chúng ta cần nhớ Chủ tịch thành phố bao giờ cũng là phó bí thư thành uỷ. Trong khi Viện trưởng VKS và GĐ CATP chỉ là Uỷ viên ban Thường vụ Thành uỷ, tức chức nhỏ hơn phó bí thư. Trong khi đó Thành ủy Hà Nội đã họp và giao ông Chung toàn quyền xử lý.

Từ đây ta thấy về mặt đảng ông Nguyễn Đức Chung có toàn quyền chỉ đạo công an, viện kiểm sát không điều tra truy tố các hành vi xảy ra tại Đồng Tâm. Sự linh hoạt ở thể chế chính trị của chúng ta chính là như vậy.”

À, theo ông Tô Năng Như thì nếu ông Nguyễn Đức Chung sử dụng vai “chủ tịch” thì là SAI nhưng cũng một con người đó- là ông Nguyễn Đức Chung, nếu sử dụng vai “Phó Bí thư” thì lại là ĐÚNG?

Google.tienlang xin được dạy ông Tô Năng Như, rằng ông phán bảo như vậy là bậy bạ, cũng là quái gở như ông Nguyễn Sỹ Dũng! Khoản 3, Điều 4 Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định, nguyên văn “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Chẳng có điều khoản nào trong Hệ thống pháp luật cũng như Điều lệ Đảng cho phép đảng viên ở cấp Phó Bí thư cấp tỉnh có thể đạp lên pháp luật cả!

Trên báo VOV của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đang bài Bàn về cam kết của ông Nguyễn Đức Chung ở Đồng Tâm của ông Nguyễn Ngọc Năm với lý luận quái gở tương tự.  Bài này VOV cũng đã gỡ song trang của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chép về tại link https://vcci.com.vn/ban-ve-cam-ket-cua-ong-nguyen-duc-chung-o-dong-tam

Ở bài này, ông Nguyễn Ngọc Năm viết: “Pháp luật bao giờ cũng đi sau cuộc sống. Pháp luật do con người sinh ra và cũng do con người áp dụng, sửa đổi hay hủy bỏ. Người khôn ngoan sẽ áp dụng nó một cách hợp lý nhất.”

Thưa ông Nguyễn Ngọc Năm, nói như ông thì Việt Nam xin trở về thời nguyên thủy, chẳng cần Nhà nước và Pháp luật làm gì, phân biệt giữa ĐÚNG hoặc SAI, xin cứ để các tộc trưởng phán bảo! Còn ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, ngày nay, cũng đúng là “Pháp luật do con người sinh ra” và cũng đều là con người “sửa đổi hay hủy bỏ”.  Song, để  “sửa đổi hay hủy bỏ” thì cần một quy trình đặc biệt, cần cấp có thẩm quyền đặc biệt chứ không phải bất cứ cá nhân, bất cứ quan chức nào thích thì có thể “sửa đổi hay hủy bỏ” bất cứ điều luật nào!

IV. SỰ LIÊN QUAN CỦA BÁO CHÍ.

Đơn giản là vì yêu cầu kỹ thuật, tít 1 bài viết không nên quá dài nên chúng tôi không nêu sự liên quan của báo chí trong vụ Đồng Tâm trong tít bài. Cũng xin bỏ qua những bài báo trên các trang phản động BBC, RFA, VOA, ví dụ, các bài của ông rận xĩ Hoàng Ngọc Giao, Nguyễn Quang A trên BBC. Không chấp! Mời xem thêm bài TS HOÀNG NGỌC GIAO – KẺ TỔ CHỨC CÁI GỌI LÀ “TỌA ĐÀM VỀ BÃI TƯCHÍNH” MỚI ĐÂY LÀ AI?

hoặc bài  ỨNG VIÊN ĐBQH NGUYỄN QUANG A VÀ ÂM MƯU “BA BƯỚC LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ

Google.tienlang chỉ bàn đến các tờ báo chính thống trong nước.

Luật Báo chí quy định, nghĩa vụ của Báo chí và các nhà báo nói chung phải phản ánh đúng sự thật.

Google.tienlang không dám nhận mình là chuẩn mực. Chúng tôi không dám bắt các cơ quan báo chí phải nghe theo quan điểm của Google.tienlang. Các nhà báo có thể tin hay không tin quan điểm của một trang blog cỏn con là Google.tienlang. Bài viết ngày 22/4/2017 Nóng:BÁO CHÍ TRÍCH DẪN SAI LỜI ÔNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG TẠI ĐỒNG TÂM

https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/04/nong-bao-chi-trich-dan-sai-loi-ong.html, được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, kể cả trang diễn đàn có rất nhiều người tham gia là Diễn đàn Webtretho. Chắc chắn các nhà báo có biết bài này thì mới có lời dẫn như ở báo Một Thế giới mà chúng tôi đã trích dẫn trên kia. Nếu các nhà báo không tin quan điểm của Google.tienlang thì sao các bạn không tìm đến thẳng ông Nguyễn Đức Chung để hỏi mà lại đi hỏi ông Nguyễn Sỹ Dũng, ông Tô Năng Như…?

Nếu như các tờ báo phản ánh ĐÚNG lời cam kết của ông Nguyên Đức Chung thì chắc chắn không có cửa cho bọn phản động lu loa, rằng ông Chung “lật lọng”, và ổ nhóm tội phạm ở Đồng Tâm không có chỗ dựa tinh thần để ngày càng hung hãn như giai đoạn cuối năm 2019.

Lê Hương Lan

Nguồn: Google.Tiên lãng

Share:

DÂM TĂNG THÍCH THÀNH ĐỨC, ĐẦU ĐỘC HÒA THƯỢNG TRỤ TRÌ CHÙA QUAN ÂM ĐỂ TIẾM QUYỀN LÀM TRỤ TRÌ CHÙA?

 

Giấy Tăng tịch của Cố Hòa thượng Trụ trì chùa Quan Âm ngày xưa


Trụ trì chùa Quan Âm hiện nay là Thích Thành Đức, theo đúng Luật Phật thì người này đã phạm Tăng tàn do từng quan hệ tình dục với phái nữ nên không còn trong Tăng đoàn và vĩnh viễn không được xuất gia. Cớ làm sao giờ lại chẫm chệ làm Trụ trì chùa và được mặc Pháp phục Cà Sa của Tỳ Kheo? Đây rõ ràng là gã Tỳ Kheo giả mạo
Tăng ở giữa, Ni cô ngồi 2 bên là bôi nhọ hình ảnh Tăng Bảo, vi phạm Giới luật Phật



Giới luật Nhà Phật chưa bao giờ cho Tỳ kheo mà làm Diễn viên, đóng kịch



Thích Đức Tuệ (Nguyễn Quốc Huy) là cháu ruột bên ngoại của Nguyễn Văn Phước. Từ 1 gã thuộc dân LGBT (đồng tính), đột nhiên biến thành Đại đức Thích Đức Tuệ chỉ trong vài tháng, không qua thời gian hành Điệu, Sadi giới. Đây là 1 kỷ lục mà Sách Kỷ lục Việt Nam cần ghi nhận








Share:

KẺ HIẾP DÂM BIẾN THÀNH ĐẠI ĐỨC

THÍCH THÀNH ĐỨC TRỤ TRÌ CHÙA QUAN ÂM, LÔC NINH, HIẾP DÂM TRẺ EM

 


Thích Thành Đức tức Nguyễn Văn Phước kẻ có tiền sử hiếp dâm trẻ em nữ Phật tử chùa Quan Âm
Kính gửi các Hiệp sĩ Mạng Xã Hội và Cơ Quan An ninh Điều Tra
Chùa Quan Âm ở Lộc Ninh, Bình Phước là 1 ngôi chùa xưa do người dân địa phương thành lập. Khoảng thời gian 1970-1980, nhân dân huyện Lộc Ninh mời Sư Thầy Thích Huệ Quang (gốc người ở tỉnh Hải Hưng, nay là Hải Dương) là vị sư già tu hành đức độ về quản lý chùa, hướng dẫn Phật tử tu học, sau đó Sư Thầy được Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Sông Bé (gốc của 2 tỉnh Bình Phước + Bình Dương) bổ nhiệm làm trụ trì. Sư Thầy từng đảm nhiệm chức vụ Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh Bình Phước kiêm Chánh đại diện Phật giáo huyện Lộc Ninh.
Lúc còn sinh tiền, trong số những đệ tử của Sư Thầy có 1 người Pháp danh là Thích Thành Đức, tên tục là Nguyễn Văn Phước, sinh năm 1976, nguyên quán Thừa Thiên Huế thường gọi là Đức"Nẫu", làm Thư Ký Ban đại diện Phật giáo huyện.
Khoảng thời gian năm 2004- 2006, lợi dụng vị trí được giao, vị sư tên Đức thân cận và đã hiếp dâm nữ Phật tử tên Thắm nhà ở xã Lộc Điền, huyện Lộc Ninh đang ở trọ tại chùa Quan Âm để đi học, thời điểm đó cô Thắm là nữ sinh lớp 11- Trường PT Bán công Lộc Ninh.
Khi chuyện bị phát hiện, gia đình và bạn trai của cô Thắm đã kéo đến chùa Quan Âm đánh sư Đức bầm dập. Hòa thượng. Thích Huệ Quang lúc đó đã phải ra quỳ lạy xin dùm cho Sư Đức. Chuyện này người dân sinh sống ở TT. Lộc Ninh đều biết.
Gia đình nạn nhân đòi bồi thường 30 triệu nếu không sẽ tố cáo Công an. Sư Đức đưa 15 triệu sau đó trốn đi. Nghe nói sau đó vì thương Sư Cụ Thích Huệ Quang nên gia đình nạn nhân đã không tố cáo ra Công an.
Vì vụ việc của sư Đức làm mất uy tín chùa nên các Sư trong chùa Quan Âm đều bỏ đi hết. Sau đó 1 thời gian sư Đức quay về lại chùa Quan Âm thì Hòa thượng Thích Huệ Quang đột ngột lâm bệnh và viên tịch. Sư Đức và gia đình chiếm giữ chùa rồi tiến hành hợp thức hóa giấy tờ để được công nhận là Trụ trì chùa Quan Âm.
Điều mà người dân ở Lộc Ninh rất thắc mắc là Trụ trì ngôi chùa Quan Âm với lai lịch bất hảo như vậy khiến Phật tử địa phương đến chùa hầu như không có nhưng không hiểu tiền từ đâu mà ngôi chùa này ngày càng được xây dựng rất to lớn. Cuối mỗi tháng lại có 1 nhóm Phật tử nữ lạ không phải người địa phương đến chùa tổ chức tu Tịnh độ.
Theo người dân cho biết, gia đình sư Đức ở thời điểm trước năm 2009 rất nghèo, nhà tôn vách ván, anh em phải đi làm công nhân. Sau khi sư Đức được bổ nhiệm làm trụ trì chùa Quan Âm thì gia đình người thân giàu ra rõ rệt. Nhà đổi thành Biệt thự, anh em ai cũng thành lập được Cty, cơ sở kinh doanh riêng. Sư Đức còn dùng tiền chùa Quan Âm để mở 1 quán cơm chay bề thế tại chợ Lộc Ninh giao cho em trai ruột quản lý.
Cháu ruột của Sư Đức là Nguyễn Quốc Huy từ 1 thanh niên bình thường, đột nhiên biến thành Đại đức. Thích Đức Tuệ với quy trình xuất gia cấp tốc đáng được gọi là Kỷ lục không trải qua thời gian hành Điệu, Sa di và đang được gửi đi học tại Tp.HCM.
Nguyễn Quốc Huy là cháu ruột của Thích Thành Đức từ 1 thanh niên ăn chơi, dân LGBT biến thành Đại đức Thích Đức Tuệ chỉ trong vòng 3 tháng
Chùa Quan Âm là chùa Tăng, nhưng trong chùa này trụ trì lại đang nuôi 2 ni cô còn trẻ là vi phạm nghiêm trọng nội quy Ban Tăng sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Ban Đại diện Phật Giáo và Phân Ban Ni Giới huyện Lộc Ninh đã nhắc nhở nhưng Sư Đức phớt lờ, chống lệnh.
Trong Chùa Quan Âm cũng có nuôi 1 người đàn ông khoảng 50 tuổi dưới danh nghĩa làm công quả, người đàn ông này tính rất lỗ mảng, hay ra các quán xung quanh chùa uống rượu, văng tục chửi bậy, xưng là trùm giang hồ miền Trung, chuyên buôn lậu và đe dọa những người xung quanh có ý chống đối sư Đức.
Trụ trì chùa biến ngôi thiền tự Quan Âm thành nơi diễn xuất và phát hành phim Phật giáo để đưa lên Youtube kiếm tiền. Thích Đức Tuệ - Cháu ruột của sư Đức ở Sài Gòn tuy đã xuất gia mang ngoại hình Sư nhưng lại là Diễn viên (học ở Trường ĐH Sân Khấu Điện Ảnh), nhân viên của 1 Cty Truyền thông, tổ chức sự kiện tại Sài Gòn.

Qua bài viết này, tôi kính đề nghị các hiệp sĩ mạng và Cơ quan An ninh điều tra làm rõ các vấn đề:
1) Cố Hòa thượng. Thích Huệ Quang -Trụ trì chùa Quan Âm ngày xưa có bị ông Đức bỏ thuốc đầu độc chết để chiếm chùa Quan Âm không?
2) Ông Đức đã làm nữ Phật tử có bầu, tức là vi phạm Đại giới. Theo quy định phải đuổi ra Tăng đoàn, chỉ còn là nam cư sĩ không còn là Tỳ Kheo nữa và không được xuất gia lại. Thế mà tại sao ông Đức lại được Giáo Hội bổ nhiệm là Trụ trì chùa Quan Âm, vẫn được xem là Tỳ Kheo, vẫn được mang pháp phục Tăng sỹ Phật Giáo? Thể lực nào đã và đang chống lưng cho ông Đức làm chuyện bậy bạ?
3) Chùa Quan Âm nuôi Giang hồ, Công An địa phương có biết không? Đây là hành động dùng Xã hội đen để bảo kê cho những việc làm sai phạm của ông Đức cần phải xử lý hình sự.
4) Việc ông Đức nuôi 2 ni cô trong chùa tăng là gián tiếp bôi nhọ Phật giáo, vi phạm giới luật Phật. Tại sao ông Đức công nhiên chống chỉ thị của Ban Trị sự Phật giáo huyện mà không bị Giáo Hội xử lý?
5) Ông Đức dùng tiền Tam Bảo để đầu tư kinh doanh bên ngoài, xây dựng nhà cho dòng họ được xem là đồng với tội lừa đảo, tham nhũng vì tiền của bá tánh là tiền của Nhân dân. Việc làm này phải bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Tội phạm về Tham Nhũng vào cuộc và khởi tố hình sự.
Trân trọng
Phật tử
Nguyên Chánh (Đệ tử Cố Hòa thượng. Thích Huệ Quang)





















Trụ trì chùa Quan Âm hiện nay là Thích Thành Đức, theo đúng Luật Phật thì người này đã phạm Tăng tàn do từng quan hệ tình dục với phái nữ nên không còn trong Tăng đoàn và vĩnh viễn không được xuất gia. Cớ làm sao giờ lại chẫm chệ làm Trụ trì chùa và được mặc Pháp phục Cà Sa của Tỳ Kheo? Đây rõ ràng là gã Tỳ Kheo giả mạo






Tăng ở giữa, Ni cô ngồi 2 bên là bôi nhọ hình ảnh Tăng Bảo, vi phạm Giới luật Phật












[/size]
Giới luật Nhà Phật chưa bao giờ cho Tỳ kheo mà làm Diễn viên, đóng kịch
[size]














Thích Đức Tuệ (Nguyễn Quốc Huy) là cháu ruột bên ngoại của Nguyễn Văn Phước. Từ 1 gã thuộc dân LGBT (đồng tính), đột nhiên biến thành Đại đức Thích Đức Tuệ chỉ trong vài tháng, không qua thời gian hành Điệu, Sadi giới. Đây là 1 kỷ lục mà Sách Kỷ lục Việt Nam cần ghi nhận











Share:

Học Viện Chống Phản Động

Tổng số lượt xem trang

Bài mới đăng

Cho Đặt Banner Quảng cáo

Ủng Hộ Chúng Tôi

Bài đăng phổ biến