Cơ quan Ngôn luận của Mặt Trận Thanh Niên Chống Phản Động

Bài đăng nổi bật

Nguyễn Thiếu Văn và thương vụ ma quái tại VN

  Với vai trò tổng giám đốc Tập đoàn DBM Global (Sydney - Úc), Nguyễn Thiếu Văn đã lừa DIC Corp VN số tiền 25.000 USD Sau khi Báo NLĐ thông ...

Nữ chúa làng zân chủ Phạm Đoan Trang bị truy tố về tội tuyên truyền chống Nhà nước

 


Không giống như nhiều người phụ nữ Việt Nam khác được tri ân, được nhận những tình cảm, lời chúc tốt đẹp từ người thân, bạn bè nhân Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Phạm Đoan Trang - nữ chúa của làng zân chủ đang bị truy tố về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Đây có lẽ là cái giá phải trả cho những hành vi vi phạm pháp luật trong suốt một thời gian dài của Phạm Đoan Trang.

Vừa qua, vào ngày 18/10/2021, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ban hành cáo trạng truy tố Phạm Thị Đoan Trang về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự 1999”.

Phạm Đoan Trang bị Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Hà Nội phối hợp một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP.HCM thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp từ hồi tháng 10/2020. Cáo trạng và hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Dự kiến phiên tòa sẽ được mở vào ngày 4/11/2021, do thẩm phán Chử Phương Ngọc làm chủ tọa.

Theo cáo trạng, từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, Phạm Đoan Trang có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cụ thể, Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu: "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam"; "Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam"; "Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam".

Theo kết luận của Viện kiểm sát, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền "luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Quá trình làm việc với cơ quan công an, bị can Đoan Trang xác nhận mình là tác giả của báo cáo nghiên cứu về luật tín ngưỡng, tôn giáo. Bị can Đoan Trang cùng nhóm tác giả viết báo cáo này bằng tiếng Anh, sau đó dịch ra tiếng Việt và đăng tải trên trang điện tử do mình lập ra.

Viện kiểm sát cáo buộc bị can Đoan Trang đã có hành vi trả lời phỏng vấn đài nước ngoài BBC News tiếng Việt và Đài Á Châu tự do (RFA). Trong các bài phỏng vấn này, Trang có phát ngôn “tuyên truyền các nội dung thông tin xuyên tạc đường lối chính sách của Nhà nước”.

Không những thế, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổ chức khủng bố Việt Tân, Phạm Đoan Trang đã tiến hành nhiều hoạt động chống phá một cách cực đoan khi thành lập và trực tiếp tham gia các tổ chức hội nhóm bất hợp pháp, chống phá chính quyền.

Bản cáo trạng cũng nêu rõ: “Phạm Thị Đoan Trang phải chịu trách nhiệm hình sự vì nhiều lần thực hiện hành vi làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, vào ngày 04/11 tới đây Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử đối với ả được mệnh danh là nữ chúa của làng zân chủ này. Rất có thể, Phạm Đoan Trang sẽ ăn cơm tù dài hạn, giới rận chủ trong nước sẽ vắng bóng một nữ chúa "mặt dày" với đầy rẫy những chiêu trò xuyên tạc, phản động. Vì thế, trước ngày xét xử Phạm Đoan Trang, giới rận chủ trong và ngoài nước bắt đầu thực hiện chiến dịch truyền thông hòng gây sức ép trong cộng đồng mạng, lợi dụng những vấn đề dân chủ nhân quyền để gây sức ép với chính quyền ta. Có vẻ như, những người đang ngày đêm đòi "công lý" cho Phạm Đoan Trang cố tình quên một điều là những hành vi vi phạm pháp luật của Trang diễn ra có tính hệ thống, lặp đi lặp lại trong một thời gian dài và ả xứng đáng với một bản án nghiêm khắc của pháp luật.
Share:

Người phụ nữ chở con về quê 3 lần/ngày, hiên ngang xin tiền: "Kịch bản" lừa đảo mùa dịch bị vạch trần

 Những ngày qua, hình ảnh dòng người lũ lượt hồi hương trên khắp các nẻo đường từ Nam ngược về các tỉnh miền Trung, miền Bắc, xuôi về miền Tây liên tục được chú ý trên mạng xã hội.

Trên hành trình xa nghìn dặm, luôn có những nhà hảo tâm, mạnh thường quân (MTQ) góp sức hỗ trợ đồ ăn, nước uống, thậm chí cả tiền xăng xe. Tấm lòng vàng khiến quãng đường hồi hương của bà con ngắn lại và suôn sẻ thêm nhiều phần.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp lợi dụng lòng tốt của các nhà thiện nguyện để lừa đảo, trục lợi "kiếm ăn" trong mùa dịch. Một trích đoạn clip ghi lại hành vi của người phụ nữ chở theo con nhỏ xin tiền MTQ dưới đây khiến số đông bức xúc.

Khi biết có một đội nhóm hỗ trợ ở dưới chân cầu vượt ở Sài Gòn, người phụ nữ này đã chở theo một cậu bé ngồi sau đến xin tiền. Chị ăn mặc kín mít, đeo kính râm, nói với MTQ rằng đang chở con trai về quê ngoại, than thở: "Còn có trăm ngàn về quê thôi à".

MTQ mặc áo bảo hộ thương tình, liền cho chị tiền đổ xăng và dặn dò chị đi đường cần thận. Tuy nhiên, cũng trong ngày 7/10 nhưng khoảng vài tiếng sau, chị lại xuất hiện. Vẫn bộ đồ đó, cậu con trai vẫn ngồi phía sau nhưng có điều chị đã đi một chiếc xe khác.

Chị dừng trước điểm hỗ trợ, đợi MTQ tới hỏi thăm. Và kịch bản "về quê" cùng đứa con thơ vẫn lặp lại như cũ. MTQ tiếp tục biếu tiền hỗ trợ chị, người phụ nữ cầm lấy rồi phóng xe đi thẳng.

Người phụ nữ chở con về quê 3 lần/ngày, hiên ngang xin tiền: Kịch bản lừa đảo mùa dịch bị vạch trần-1
Người phụ nữ lần đầu chở theo con đến xin tiền về quê (Ảnh cắt từ clip)

Người phụ nữ chở con về quê 3 lần/ngày, hiên ngang xin tiền: Kịch bản lừa đảo mùa dịch bị vạch trần-2
Lần thứ 2, vẫn chiếc áo chống nắng đó và cặp kính râm quen thuộc... (Ảnh cắt từ clip)

Đỉnh điểm trong cuộc gặp thứ 3, vẫn ngày 7/10, chị đã mặc bộ đồ khác, đi xe máy khác và lần này chở theo 2 đứa nhỏ, một trai một gái. Chị nói chồng chị đã bỏ đi "hai năm mấy", chỉ còn 2 đứa con theo về quê. MTQ không chút nghi ngờ, vẫn cho chị tiền và chúc chị hồi hương an toàn.

Người phụ nữ chở con về quê 3 lần/ngày, hiên ngang xin tiền: Kịch bản lừa đảo mùa dịch bị vạch trần-3
Lần thứ 3, chị đã cải trang với bộ quần áo khác, dắt theo 2 đứa con (Ảnh cắt từ clip)

Vậy là 3 lần trong cùng một ngày, người phụ nữ đi lòng vòng quanh điểm hỗ trợ, dắt theo cả trẻ con để xin tiền về quê. Hành động của chị khiến nhiều dân mạng bức xúc, bởi rõ ràng là hành vi lừa đảo giữa mùa dịch. Mọi người nên tỉnh táo, xác minh cẩn thận những đối tượng như vậy, tránh trường hợp lòng tốt trao nhầm chỗ.

- Nếu khó khăn không có tiền xoay xở thì nói thẳng, người ta còn thương tình giúp đỡ. Chỉ vì vài trăm ngàn mà nỡ dắt cả đứa nhỏ đi để lừa đảo.

- Không rõ em bé ngồi sau có phải con chị thật không, nhưng thấy xấu hổ thay cho nó.

- Trục lợi trắng trợn quá còn gì! Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào đi chăng nữa cũng nên sống thật với lương tâm, không hổ thẹn với chính bản thân.


Được biết đoạn clip trên trích từ hành trình đi hỗ trợ người dân hồi hương của đạo diễn Khương Dừa - chủ kênh YouTube với hơn 4,3 triệu follow. Anh Khương cho hay, bản thân anh rất bất ngờ khi xem lại tình huống lừa đảo của mẹ con nhà nọ. Bởi trong một ngày, anh đi giúp đỡ rất nhiều người, họ cải trang mỗi lần một khác nên rất khó nhận ra.

Tuy nhiên, khi cuối ngày xem lại clip do người trong đoàn quay, anh mới ngỡ ngàng. Khương Dừa chỉ biết cười khổ:

"Vậy là lại bị lừa nữa rồi, cũng không biết nói gì hơn bây giờ. Khương xin gửi lời xin lỗi tới bà con cô bác, quý mạnh thường quân đã gửi tiền cho Khương Dừa, đó là tiền mồ hôi công sức của mọi người để gửi cho bà con về quê.

Giúp đỡ họ mình cũng rất vui, nhưng cũng có những trường hợp sai sót giống như hôm qua của 2 vợ chồng cô chú lớn tuổi, lừa cỡ 2 triệu, 2 triệu 3... Khương Dừa thật sự rất buồn vì đã trao nhầm tiền của bà con cô bác gửi...", đạo diễn Thách Thức Danh Hài chia sẻ.

Share:

Cảnh báo về tên giả mạo Sỹ quan Quân Đội

Nguyễn Đình Bật sinh năm 1952 Quê quán Thất Hùng, Kinh Môn, Hải Dương

Trú tại 18 Nguyễn Chánh Sắt, P.13, Quận. Tân Bình
Đối tượng có thời gian tham gia Bộ đội tại Mặt trận Tây Nam. sau đó đã bị Đơn vị sớm cho giải ngũ vì vi phạm kỹ luật.
Trở về làm thường dân nhưng tên Bật vẫn thường khoác trên người bộ Quân phục Sỹ quan cấp Tá để đi lừa đảo.
Có chút khả năng làm thơ và nhờ chạy chọt, Nguyễn Đình Bật được kết nạp Hội Nhà Văn Tp.HCM.
Không được mời tham gia sinh hoạt, cũng không có tác phẩm gì đóng góp, tuy nhiên đi đâu gã này cũng rút thẻ Nhà Văn để lòe người đối diện.
Nhiều phụ nữ đã bị tên Nguyễn Đình Bật lừa gạt tình và chiếm đoạt tiền.
Nay thông báo để cộng đồng mạng cảnh giác, đặc biệt là các chị em phụ nữ.
Những ai từng bị tên Nguyễn Đình Bật lừa đảo hãy trình báo Cơ quan An ninh điều tra.


















 

Share:

Hành vi coi thường pháp luật của linh mục Nguyễn Văn Thoan

 Biển Xanh

 

Những ngày này người dân tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức cũng như người dân các địa phương khác đang chung tay chống dịch Covid 19. Nhưng đối với linh mục Nguyễn Văn Thoan hình như việc chống dịch không phải là trách nhiệm của ông ta, do vậy mà thời gian qua linh mục Thoan cố ý thực hiện hành vi vi phạm quy định chống dịch Covid 19, thể hiên thái độ coi thường pháp luật.



Với cương vị là linh mục quản xứ Thượng Lâm, chăm lo đời sống tinh thần cho số giáo dân trong giáo xứ; linh mục Nguyễn Văn Thoan phải thấy được trách nhiệm của mình cùng với chính quyền xã Đồng Tâm tuyên truyền, vận động, hướng dẫn giáo dân chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid 19, bảo đảm sức khỏe cho người dân. Nhưng linh mục Thoan thì ngược lại, ông ta luôn tìm mọi cách đi ngược lại chính sách của ĐảngNhà nước. Trong lúc dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, Hà Nội đang tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Chính phủ, tạm dừng các hoạt động sinh hoạt tôn giáo thì linh mục Thoan vẫn cố tình coi thường pháp luật. Khoảng 18h30 phút ngày 26/9/2021 linh mục Nguyễn Văn Thoan cùng với ban mục vụ và hơn 60 giáo dân đã tổ chức lễ chúa nhật tại nhà thờ giáo họ thôn Hoành.

Nguy cơ lây lan dịch bệnh từ hoạt động sinh hoạt tôn giáo đông người do linh mục Thoan làm chủ lễ là rất dễ xảy ra, hoạt động này cũng vi phạm nghiêm trọng các quy định phòng chống dịch Covid 19. Điều đáng lên án là thái độ của linh mục Thoan khi Tổ công tác phòng chống Covid 19 của UBND xã Đồng Tâm đến tuyên truyền, yêu cầu ông ta dừng các hoạt động vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân tại địa phương. Linh mục Thoan cư xử như một người không có nhận thức, ông ta thể hiện thái độ coi thường không hợp tác làm việc, tiếp tục kích động giáo dân cố ý không giải tán khỏi khu vực. Linh mục Thoan liên tục dùng lời lẽ thô tục, coi thường cán bộ thực thi công vụ, không thừa nhận hành vi vi phạm của mình.

Hành động, thái độ của linh mục Thoan khi kích động, tổ chức tập trung đông người sinh hoạt đạo trong thời gian giãn cách xã hội đã gây bất bình trong đông đảo người dân, kể cả số giáo dân giáo xứ Thượng Lâm. Ông Nguyễn Văn Sự (xóm 3), vợ chồng Nguyễn Văn Doanh, Nguyễn Thị Thoa (xóm 8, giáo dân), Trần Văn Sơn (xóm 7) cũng bày tỏ thái bức xúc khi nói về sự việc. Họ cho rằng việc làm của linh mục Thoan chẳng khác nào chống lại chính quyền, coi thường pháp luật và sức khỏe của cộng đồng.

Thời gian qua chính quyền xã Đồng Tâm đã rất quan tâm đến bà con giáo dân và hoạt động của giáo xứ Thượng Lâm, chính quyền xã Đồng Tâm đã cùng với nhân dân chỉnh trang khuôn viên xung quanh nhà thờ giáo xứ Thượng Lâm, giao gần 2.000m2 đất để làm khu vực vườn thánh. Chính giáo dân giáo xứ Thượng Lâm như Trần Thị Phượng, Nguyễn Văn Tuấn (xóm 8) cũng khẳng định những việc làm gần đây của linh mục Thoan không xứng đáng với vị trí linh mục quản xứ, làm ảnh hưởng đến uy tín của giáo xứ, đa số giáo dân ngày càng mong muốn giáo phận Hà Nội có biện pháp chấn chỉnh hoạt động của linh mục Thoan để bình yên, ấm áp, an lành trở lại trong giáo xứ.

Hành động cố ý tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái quy định của linh mục Nguyễn Văn Thoan đã vi phạm nghiêm trọng các quy định phòng chống dịch Covid 19. Dư luận người dân, giáo dân giáo xứ Thượng Lâm rất bức xúc, bất bình và đang mong muốn chính quyền huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm xử lý kiên quyết theo quy định pháp luật đối với hành vi coi thường pháp luật, sức khỏe cộng đồng của linh mục Nguyễn Văn Thoan.

Share:

Báo cáo của Freedom House về tự do internet ở Việt Nam là vô giá trị

 Vào ngày 21-9, tổ chức Freedom House ra báo cáo “The Global Drive to Control Big Tech” (tạm dịch “Nỗ lực toàn cầu nhằm kiểm soát các đại công ty công nghệ”), xếp Việt Nam vào nhóm “các quốc gia không có tự do trên Internet năm 2021”. Trong phần đánh giá về Việt Nam, Freedom House đánh giá Việt Nam chỉ được 22/100 điểm. Cụ thể, ở phần trở ngại để truy cập, Việt Nam được 12/25 điểm; phần giới hạn đối với nội dung được 6/35 điểm; phần vi phạm quyền của người sử dụng được 4/40 điểm.

Báo cáo của Freedom House cũng ngang nhiên xuyên tạc rằng, dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An ninh mạng do Bộ Công an Việt Nam soạn thảo, trong đó có bổ sung những yêu cầu đối với các công ty mạng về việc lưu trữ dữ liệu tại máy chủ ở Việt Nam như tên tuổi người dùng, quốc tịch, giấy chứng minh, số thẻ tín dụng, sức khỏe… là “mơ hồ”, là nhằm “cho phép cơ quan chức năng có thể tiếp cận dữ liệu của người dùng”. Không những vậy, báo cáo của Freedom House còn cố tình xuyên tạc rằng, việc các công ty mạng xã hội tuân thủ hoàn toàn những quy định của Việt Nam, giới hoạt động, nhà báo, các nhà bảo vệ nhân quyền “sẽ đối mặt nguy cơ trước sự đàn áp nặng nề tiếng nói bất đồng chính trị của chế độ độc đảng”.





Trước đó, ngày 5/3/2021, tổ chức này đã gây phẫn nộ và công kích từ người dân Việt Nam và nhiều bạn bè thế giới khi đưa ra bảng chấm điểm chỉ số tự do của các quốc gia trên thế giới, trong đó cũng cho rằng Việt Nam không có tự do với 19/100 điểm. Trong báo cáo đó, chỉ số tự do Internet của Việt Nam bị Freedom House “chấm” 22/100 điểm với lập luận xuyên tạc Việt Nam không có tự do Internet, người dân Việt Nam gần như bị cấm truy cập vào mạng xã hội, không có quyền bầu cử, không có tự do tôn giáo v.v.

Ngày 23/9, Người phát ngôn Bộ ngoại giao một lần nữa khẳng định các báo cáo về tự do tại Việt Nam của Tổ chức Freedom House không hề có giá trị với nhấn mạnh:

“Đây không phải là lần đầu tiên tổ chức Freedom House đưa ra những đánh giá thiếu khách quan, định kiến dựa trên những thông tin sai sự thật về Việt Nam. Thực tế những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc qua các chu kỳ. Do đó, báo cáo của Freedom House là vô giá trị và tôi thấy không cần thiết phải bình luận thêm” 

Trong khi đó, thực tế, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 20 nước có tỉ lệ sử dụng Internet nhiều nhất thế giới. Theo số liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu người, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020 - 2021 (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 1 năm (tương đương 73,7% dân số). Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Người dùng Việt Nam dành trung bình tới gần 7 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới Internet và tỉ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày lên tới 94%.

Nhờ hạ tầng băng rộng đã được phủ sóng khắp cả nước, Internet giờ đây đã có mặt ở mọi nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, biên giới, hải đảo. Internet ứng dụng mọi lĩnh vực của đời sống, từ giáo dục, y tế, giao thông… tới cả xây dựng chính phủ điện tử. Mọi người dân ở Việt Nam đều có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua Internet, nhất là qua mạng xã hội. Đó là những minh chứng sống động của việc Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền phát triển của mỗi người dân, quyền được tự do thông tin, tự do Internet.

Còn việc Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng năm 2018 và Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An ninh mạng là phù hợp với thông lệ quốc tế, với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Đây không chỉ là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng Internet, mạng xã hội để vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức trên không gian mạng.

Có thể thấy rằng, một lần nữa, Freedom House lại núp bóng “tự do”, “nhân quyền” để đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan và định kiến, sai sự thật về Việt Nam. Báo cáo của Freedom House không chỉ phản ánh sai lệch, thiếu chính xác, xuyên tạc tự do Internet, bôi nhọ bức tranh nhân quyền ở Việt Nam mà còn ngang nhiên lợi dụng “tự do Internet” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

Share:

Hà Nội góc cảnh báo: Nếu chủ quan, lơ là mọi nỗ lực chống dịch sẽ đổ xuống sông xuống biển

 Nhìn những hình ảnh người dân Hà Nội tràn ra đường đi chơi Trung thu đêm ngày 21/9 (ngày Rằm Trung thu), trong đó nhiều gia đình đưa cả trẻ em đi cùng trong bối cảnh thành phố Hà Nội vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Người dân Hà Nội đổ ra đường đi chơi Trung thu trong bối cảnh Thành phố vẫn đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ

Đêm ngày 21/9, sau tròn 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội ở mức cao nhất theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch COVID-19, Hà Nội đã chuyển sang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Trong bối cảnh, nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở Hà Nội đang ở mức cao, rất nhiều thành quả chống dịch đã đạt được trong 2 tháng qua đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi hàng ngàn người dân thủ đô tràn ra đường đi chơi Trung thu khiến cho nhiều tuyến phố trung tâm ở Thành phố chật kín người.

Chứng kiến những hình ảnh này nhiều người không khỏi giật mình. Tại sao Hà Nội đang giãn cách xã hội mà người dân ra đường đông vậy? Người dân Hà Nội không sợ bài học từ Thành phố Hồ Chí Minh? Phải chăng người Hà Nội đã xuất hiện tư tưởng chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch? Người Hà Nội đang không sợ chết…? Đó là những câu hỏi đang được rất nhiều người đặt ra.

Trước tình trạng người dân đổ ra đường đông nghẹt trong đêm Trung thu, trưa nay (22/9), Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng, sự việc trên đã thể hiện sự chủ quan và không thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch. Ông Phong lo ngại, trước sự việc trên và hiện nay nhiều người dân "đã bắt đầu có tư tưởng lơ là phòng dịch", thì thành quả chống dịch trong 2 tháng qua của thành phố Hà Nội đang bị 'thách thức rất lớn'.

Nhiều trẻ em được cha mẹ cho ra đường giữa lúc dịch bệnh vẫn rất phức tạp

Ông Phong đưa ra cảnh báo: "Tôi mong rằng mọi người dân đang sinh sống trên địa bàn thủ đô hãy rút kinh nghiệm, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch, nhất là thường xuyên theo dõi sức khỏe và khai báo y tế. Đừng để thành quả bước đầu đạt được, công sức của chúng ta uổng phí vì sự chủ quan".

Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ sự lo ngại trước việc người dân đổ ra đường trong đêm Trung thu sẽ làm đổ vỡ nỗ lực chống dịch của Thành phố trong 2 tháng qua, đồng thời đưa ra cảnh báo nếu để dịch bùng phát có thể phải giãn cách lại từ đầu.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cảnh báo: "Nguy cơ bùng phát dịch sau vụ việc người dân đổ ra đường trong đêm Trung thu rất lớn, bởi vì rất nhiều người chưa được tiêm vắc xin, đặc biệt là trẻ em. Như vậy, việc phát tán, lây lan dịch trong cộng đồng từ sự việc kia là rất lớn, có thể gây ra những chuỗi lây nhiễm mới".

PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng - cho biết việc người dân đổ ra đường trong đêm Trung thu quá đông là sự việc, hình ảnh rất buồn, trái ngược hoàn toàn với chỉ đạo từ TP là cấm tụ tập đông người nơi công cộng.

PGS.TS Trần Đắc Phu nói: "Kể cả khi Thành phố trở về được trạng thái bình thường mới rồi cũng không thể nói chúng ta hết nguy cơ. Trong biển người hôm qua chỉ cần có một trường hợp F0 thì rất khó truy vết, vì không ai biết ai lây cho ai, lây theo hình thức nào, rất nguy hiểm".

Bác sĩ, thầy thuốc nhân dân Trần Sĩ Tuấn cho rằng, Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15 là một bước nới lỏng song "không có nghĩa là ai cũng được ra đường". Quy định tại Chỉ thị 15 cũng như văn bản điều chỉnh biện pháp chống dịch của Hà Nội đã nêu rõ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được mở lại, đồng thời đề nghị người dân thực hiện nghiêm 5K; không được chủ quan trong khi thành phố dần nới lỏng các hoạt động để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Thành phố Hà Nội đã đạt được rất nhiều thành quả sau 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Tình hình dịch bệnh về cơ bản đã được kiểm soát, số ca nhiễm, nhất là ca nhiễm trong cộng đồng giảm. Tuy nhiên, mọi thành quả trên có thể đổ xuống sông xuống biển nếu người dân chúng ta chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Nếu dịch bùng phát trở lại, Hà Nội sẽ phải giãn cách lại từ đầu. Khi đó mọi khó khăn sẽ là rất lớn. Bởi vậy, hy vọng mỗi người dân thủ đô hãy xem sự việc tối ngày 21/9 là lời cảnh tỉnh để tuân thủ nghiêm túc các quy định trong phòng, chống dịch, để chúng ta chung sống an toàn với dịch bệnh trong điều kiện bình thường mới, để mọi nỗ lực của Chính phủ, chính quyền Thành phố, của nhân dân Thủ đô không bị lãng phí vô ích.

Việt Nguyễn

Share:

Nhận diện về tổ chức bất hợp pháp “Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên”

 Mã Phi Long

Thời gian gần đây, tại một số tỉnh Tây Nguyên nổi lên một tổ chức tôn giáo bất hợp pháp với cái tên “Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên”. Tổ chức này đang tích cực hoạt động tuyên truyền lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số tham gia. Với vỏ bọc một tôn giáo nhưng “Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên” đang gây ra nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chính trị của Việt Nam.

Những năm qua, từ tổ chức Ủy ban tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) cho đến các cơ quan, tổ chức nhân danh “bảo  vệ nhân quyền”, “bảo vệ tự do tôn giáo” như Việt tân, BPSOS…liên tục lên án Nhà nước Việt Nam đàn áp cái gọi là “tự do tôn giáo”, “tự do tín ngưỡng”. Dẫn chứng được họ đưa ra là việc chính quyền xử lý số cầm đầu tổ chức “Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên”, ngăn chặn không cho tổ chức này hoạt động, sinh hoạt tôn giáo trong nước.

Trên thực tế, “Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên” là chi nhánh, tay chân trong nước của “Tin Lành Đấng Christ” ở Mỹ lập ra. Về nguồn gốc, “Hội thánh Tin Lành Đấng Christ – United Montagnard Christian Church, viết tắt là UMCC” do Y Hin Niê (tên gọi khác là Ama Y Jon) và một số đối tượng FULRO ở Mỹ thành lập vào năm 2001.

Mục đích chính của UMCC là núp dưới vỏ bọc tôn giáo nhằm tập hợp các chức sắc, tín đồ người DTTS ở Mỹ và Việt Nam để phục vụ hoạt động chính trị, đấu tranh đòi thành lập “Nhà nước riêng” của người DTTS; vận động đưa các tín đồ Tin Lành người DTTS ở miền Trung – Tây Nguyên sang Mỹ làm nhân chứng vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo; điều này không khác gì là một tổ chức phản động.

Đối tượng Y Hin Niê - người cầm mic

Cầm đầu tổ chức “Tin Lành Đấng Christ – UMCC” là Y Hin Niê (Ama Jôl, sinh 1952; quê ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; dân tộc: Ê Đê; đối tượng FULRO ở Mỹ). Y nguyên là đại tá FULRO 3, từng đứng đầu tổ chức FULRO lưu vong “Hội người Thượng Đêga – MDA”. Đây là tổ chức được cơ quan Di trú Mỹ chọn làm đại diện giải quyết các vấn đề liên quan người DTTS Tây Nguyên tại Mỹ.

Y Hin Niê nhiều lần được các thế lực cực đoan tạo điều kiện tham gia điều trần trước Quốc hội Mỹ về tình hình tôn giáo, dân chủ của người DTTS Tây Nguyên (Việt Nam) và ở Mỹ; vu cáo Việt Nam “đàn áp, xâm chiếm” đất đai của người DTTS; kêu gọi chính quyền Mỹ can thiệp, gây sức ép trước khi trao “Quy chế tối huệ quốc” cho Việt Nam.

Như vậy, với một tổ chức mà thành phần hầu như đều từng tham gia “Tin Lành Đêga”; có mục đích không khác gì bọn phản động; kẻ cầm đầu nguyên là FULRO, có mối quan hệ mật thiết với Ksơr Kơk (nói đến Kơk và tội ác của bọn FULRO thì chắc hẳn mọi người đều đã rõ); và hơn thế, chính người thân của Y Hin Niê cũng đã lên án và từ bỏ UMCC thì đây chắc chắn không phải là một tổ chức tôn giáo thuần túy nhằm phục vụ đời sống tinh thần cho người dân.

Chính vì vậy, cái gọi là “Tin Lành Đấng Christ –  UMCC” thực ra là một tổ chức phản động núp bóng tôn giáo do tàn quân FULRO lưu vong dựng lên nhằm phục vụ ý đồ chính trị đen tối của chúng.

Share:

Thành lập Hội bất hợp pháp để trục lợi tiền của Hội viên và đầu cơ Chính trị

 Trong khi lực lượng an ninh đang nổ lực đấu tranh, ngăn chặn thông tin mạng, an ninh tư tưởng, văn hóa. Kịp thời xử lý các yếu tố gây mất an ninh, trật tự trong nội địa, trong nội bộ ngay từ đầu và ngay tại cơ sở, góp phần ngăn chặn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, không để hình thành các hội, nhóm bất hợp pháp, tổ chức chính trị đối lập trong nội địa.




Thì tại P. Linh Xuân, Tp. Thủ Đức đang tồn tại CLB Thơ Đất Việt, trụ sở đặt tại chùa Pháp Trí, P. Linh Xuân âm mưu làm Chính trị, do ông Thích Đạt Niệm (Nguyễn Văn Đợt) cầm đầu. Hoạt động của CLB này thiên về Chính trị khi tổ chức hội họp chống Trung Quốc, phê phán những sai lầm trong quản lý Nhà nước.

Tìm hiểu cho thấy gốc CLB Thơ Đất Việt có tên gọi là CLB Đường Thi Đất Việt vốn do một nhóm nhà thơ già thành lập và được CLB Thơ Việt Nam công nhận là đơn vị trực thuộc.

Khi đó Thích Đạt Niệm tức ông Nguyễn Văn Đợt được mời là cố vấn và cho mượn Hội trường chùa Pháp Trí làm nơi để các Hội viên CLB Đường Thi Đất Việt sinh hoạt.





Ông Thích Đạt Niệm  đã dùng mưu mẹo khống chế, áp lực tài chính đối với ban Chấp hành CLB để chiếm lấy CLB này, gạt tất cả Thành viên ban Chấp hành ra, đứng lên làm chủ tịch CLB và thay đổi tên thành CLB Thơ Đất Việt và đưa CLB ra khỏi CLB Thơ Việt Nam tuy nhiên vẫn dùng danh nghĩa là thuộc CLB Thơ Việt Nam để đánh lừa Hội viên.

CLB Thơ Đất Việt và thành lập ra 3 chi nhánh ở 3 miền đất nước (Nam, Trung, Bắc) thu tiền Hội viên bất hợp pháp.

Hoạt động của CLB Thơ Đất Việt nhập nhằng lúc thì mang dang nghĩa là đơn vị CLB Thơ Việt Nam, lúc mang danh nghĩa đơn vị của CLB Thơ Facebook Việt Nam, lúc thì trực thuộc chùa Pháp Trí.

Mục đích hoạt động của CLB Thơ Đất Việt là quy tụ các Cựu chiến binh yêu thơ  làm lực lượng đối trọng với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, tạo thanh thế và gây áp lực để  đưa Nguyễn Văn Đợt quay lại nắm quyền lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Trước đây ông Nguyễn Văn Đợt từng có thời gian từ năm 1981 đến năm 2013, khi Thống Nhất Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, tròn 32 năm có 7 nhiệm kỳ Đương Kiêm Là Chánh Đại Diện Phật Giáo Quận Thủ Đức và Uỷ Viên Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo Tp. Hồ Chí Minh chánh thức là nhiệm kỳ 4 đến hôm nay là 4 nhiệm kỳ. Sau vì vi phạm Giới luật, phát ngôn xem thường Chư Tôn Đức Hòa Thượng lãnh đạo Phật giáo Tp.HCM, ông Thích Đạt Niệm đã bị Hội Đồng Trị Sự khai trừ ra khỏi Giáo Hội, tước tất cả các chức vụ trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Hoạt động của CLB thơ Đất Việt từ lúc Nguyễn Văn Đợt lên làm chủ tịch không thông qua bất cứ đơn vị chủ quản nào. CLB Thơ Việt Nam, CLB Thơ Facebook Việt Nam đều không quản lý và biết đến hoạt động của CLB thơ Đất Việt mặc dù ông Đợt vẫn lòe các Hội viên rằng CLB là đơn vị trực thuộc. Nếu dùng danh nghĩa chùa Pháp Trí thì ông Niệm càng sai pháp luật khi thành lập 3 chi nhánh ở 3 miền đất nước.

Chùa chỉ là tài sản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (theo Hiến Chương) và thuộc quyền quản lý của Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh, Thành. Chùa không phải tổ chức Tôn giáo nên không có Pháp nhân. Là nơi tu hành của những người xuất gia gạt bỏ bụi trần thì sao lại mang ca múa, nhạc, ngâm thơ vào làm ô uế?

Trên thực tế, người chức khởi xướng và tự xưng “CLB Thơ Đất Việt” lại không đăng ký, không tiến hành các thủ tục xin phép thành lập và cũng không có kế hoạch, xu hướng xin phép thành lập, điều đó thể hiện sự coi thường pháp luật, hoạt động trái với quy định pháp luật.

Về động cơ, mục đích, người đang cầm đầu CLB  này đã tuyên bố trong các cuộc họp nội bộ cho thấy động cơ, ý đồ tiêu cực và biết những tổ chức, hội nhóm như vậy sẽ bị chính các Nhà thơ, Văn Nghệ sĩ lên án nên không dám công khai, minh bạch, không tuân thủ các quy định luật pháp mà chọn theo hình thức âm thầm, tự phát.

Mặt khác, trong vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, nơi sinh hoạt của Nghệ sĩ, Nhà thơ, lâu nay chúng ta có hệ thống Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật.

Tài chính hoạt động của CLB Thơ Đất Việt chủ yếu lấy từ Hội viên và một số Phật tử Việt Nam đang sống ở Pháp Quốc. Ông Thích Đạt Niệm với việc  thành lập không chính danh, không thực hiện theo quy định pháp luật, cái gọi là “CLB Thơ Đất Việt” là một tổ chức bất hợp pháp. Thực chất, đó là cái nơi mà đối tượng bất mãn muốn lập ra nhằm chống phá Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và về lâu dài có nguy cơ biến thể chống Đảng, Nhà nước.

Mặt Trận Thanh Niên

Share:

Học Viện Chống Phản Động

Tổng số lượt xem trang

Bài mới đăng

Cho Đặt Banner Quảng cáo

Ủng Hộ Chúng Tôi

Bài đăng phổ biến