Cơ quan Ngôn luận của Mặt Trận Thanh Niên Chống Phản Động

Bài đăng nổi bật

Nguyễn Thiếu Văn và thương vụ ma quái tại VN

  Với vai trò tổng giám đốc Tập đoàn DBM Global (Sydney - Úc), Nguyễn Thiếu Văn đã lừa DIC Corp VN số tiền 25.000 USD Sau khi Báo NLĐ thông ...

Bắt khẩn cấp đối tượng chiếm đoạt tiền ủng hộ người phụ nữ mất chồng ở Rào Trăng 3

 Sáng 24-10, Đại tá Hồ Văn Mười, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, cho biết sau 3 ngày tích cực điều tra, sáng cùng ngày, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Phúc (SN 1997, ngụ xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.





Đối tượng Nguyễn Văn Phúc đã bị bắt giữ
Trước đó, vào chiều 20-10, Công an tỉnh Đắk Nông đã tiếp nhận đơn trình báo của gia đình chị Lê Thị Thu Thảo (24 tuổi, ngụ thôn Nam Tiến, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Chị Thảo là vợ của anh Trần Văn Lộc, công nhân bị tử nạn trong vụ sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3  (tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Theo tường trình của chị Thảo, sau khi chồng mất, do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, 2 con nhỏ nên các nhà hảo tâm ở mọi miền đất nước gọi điện thăm hỏi, động viên và giúp đỡ, ủng hộ gia đình chị vào tài khoản ngân hàng.


Tại cơ quan công an, đối tượng Phúc khai nhận đã chiếm đoạt tiền của nhiều người
Ngày 20-10, có một người đàn ông gọi điện thoại cho chị Thảo thăm hỏi, động viên và nói muốn ủng hộ gia đình chị 6 triệu đồng. Người này đã gửi tin nhắn và hướng dẫn chị Thảo nhấn vào đường link đã cung cấp. Chị Thảo làm theo yêu cầu của người này thì phát hiện số tiền trong tài khoản của mình bị mất 100 triệu đồng.
Tiếp nhận tin báo, Đại tá Hồ Văn Mười đã chỉ đạo Công an tỉnh Đắk Nông nhanh chóng phối hợp với các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an và công an một số tỉnh triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ với quyết tâm làm rõ vụ việc trong thời gian ngắn nhất.


Một số tang vật của vụ án
Sáng 24-10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã xác định được thủ phạm gây ra vụ lừa đảo nói trên và thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của đối tượng Nguyễn Văn Phúc (ở thôn Chiêm Sơn, xã Duy Sơn).
Qua khám xét, lực lượng công an thu giữ các tang vật liên quan đến hành vi lừa đảo của đối tượng gồm: 9 điện thoại di động, 6 sim điện thoại, 6 thẻ ngân hàng, 1 máy tính...
Bước đầu, đối tượng Phúc đã thừa nhận hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chị Thảo. Ngoài ra, đối tượng còn khai nhận với phương thức, thủ đoạn đó, đối tượng Phúc đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân trên địa bàn cả nước với số tiền rất lớn.


Chồng mất để lại cho chị Thảo 2 con nhỏ
Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, chị Thảo là vợ anh Lê Văn Lộc - công nhân tử vong trong vụ sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng  3 (Thừa Thiên - Huế). Sau khi chồng mất, thấy hoàn cảnh bi đát nên người dân khắp nơi đã gửi tiền ủng hộ chị Thảo thông qua tài khoản được mở tại Vietcombank. Tuy nhiên, có kẻ đã nhẫn tâm lợi dụng lúc chị bối rối gọi điện tới lừa đảo, chiếm đoạt 100 triệu đồng tiền ủng hộ trong thẻ ATM. Ngày 22-10, đại diện Vietcombank tạm ứng cho chị Thảo 100 triệu đồng trong thời gian công an điều tra, tìm lại số tiền.
Share:

Sáng sớm mở mắt là cửa mình lại nóng....

 Các anh em cần tập trung cho mặt trận miền Trung nhé....

Có rất nhiều kẻ đang xuyên tạc công tác cứu tế ở miền Trung cũng như đòi xé NĐ 64/2008....

——————————

Cụ Tướng ạ.... tôi còn nhớ những năm 2017 Cụ phát ngôn về quân đội mới kinh.... Cụ muốn “dân tuý” để lấy số, lấy má... tôi không can dự, vì đó là chuyện của Cụ....


Còn vụ này, nếu Cụ bị nhà báo nhét chữ vào mồm.... biến Cụ thành cái xác để đám kền bu vào xỉa xói.... thì Cụ vả vỡ mồm chúng đi....


Còn nếu không.... tức là Cụ phát ngôn đúng như vậy.... thì đề nghị Cụ chỉ đích danh ai? Địa phương nào...?!?! Chứ nói phong long như vậy, e là cụ đang phủi toàn bộ công sức của hơn 10.000 cán bộ chiến sĩ là lính của Cụ đang ngày đêm ngâm mình trong làn nước lo công tác cứu tế đấy Cụ ạ....


Chuyện Chính phủ yêu cầu BQP xuất 20 tấn lương khô cứu tế cho dân.... địa phương trích lại một phần dự trữ cho những người đang thực thi nhiệm vụ có gì sai?!?! Họ cũng là người.... họ cũng cần ăn.... không lẽ Cụ muốn họ nhịn đói để làm công tác cứu tế à?!?!


Tôi thì cứ theo luận lý học suy diễn như vậy đấy.... bởi sẽ có vô vàn anh hùng bàn phím giỏi luận lý học hơn tôi, chộp cái bài báo này để luận rằng: theo thông tin từ Cụ, thì cán bộ vùng lũ đã “ăn chặn” hàng cứu tế... đấy.... nên việc Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định 64/2008 xem như là “câu nói cho vui” của Thủ tướng phải không Cụ?!?! 


Làm tướng, phát ngôn cần chính danh, cụ thể, chính xác Cụ ạ....


Nói thật với Cụ chứ.... ngày xưa tôi hay nói câu: dippe bọn tinh bông.... nhưng từ ngày chị tôi cấm tôi ăn thịt chó và không khẩu nghiệp.... nên tôi bỏ không nói: dippe bọn tinh bông nữa... chứ không thì hôm nay trong tút này cũng sẽ có ít nhất ba lần tôi nói: dippe bon tinh bông đấy....


Chào Cụ buổi sáng nhé.... chúc Cụ một ngày an lành.....


Tút này vẫn #không_khẩu_nghiệp


#Người_vận_chuyển_Đánh_giày_vạn_lý



Share:

Trò hài của Giáo phận Vinh

 Các vị “ bề trên “ đang bàn luận về hiện tượng biến đổi khí hậu và nạn phá rừng lấy gỗ khắp nơi...

Cùng với đó là những buổi cầu nguyện tại những nhà thờ để cầu mong sớm đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà Thờ Phát Diệm sớm hoàn thành

Mọi nguyên vật liệu xây dựng Nhà Thờ đã được các bề trên chuẩn bị  đầy đủ -mong sao ngôi nhà thờ toàn gỗ quý sẽ sớm hoàn thành để giáo dân có được nơi cầu nguyện cho thế giới không có dịch bệnh và mưa thuận gió hoà...







Share:

"Máu đỏ da vàng, người Việt Nam của chúng tôi là thế đó!"


Sáng nay, quốc lộ 1A bị tắc đường từ Phong Điền - Hải Chánh - Quảng Trị, từng đoàn xe chở hàng tiếp tế từ khắp mọi miền nối đuôi nhau dài hàng km để đi vào rốn lũ ứng cứu cho đồng bào miền trung, đó những chuyến xe chở đầy ắp quà, lương thực, nhu yếu phẩm, áo phao... cùng tấm lòng bao la, nghĩa cử tương thân tương ái của người dân cả nước hướng về bà con vùng lũ.

Nhìn từng đoàn xe mà cảm nhận được hai tiếng “đồng bào” nghe sao mà thiêng liêng, gần gũi, thương đến lạ thường./.

#toiyeuvietnam





Share:

Cảnh giác với thủ đoạn tung tin vịt của 3 que

 Không hề có chuyện đoàn thiện nguyện bị nhà thuyền chặt chém đến nỗi phải thả hàng cứu trợ trôi theo dòng nước như lũ 3 Sọc Lol xuyên tạc.Có chặt chém nhưng không có chuyện thả hàng trôi theo dòng nước.

Sự thật là xuồng chở 6 người của đoàn thiện nguyện bị lật úp,hàng hoá trôi theo dòng nước và rất may quân đội đã kịp thời cứu hộ nên không ai bị thương.

Sự việc chỉ có thế nhưng bị bọn 3 Sọc Lol xào nấu thành đoàn thiện nguyện bị chặt chém phải thả hàng cứu trợ trôi theo dòng nước để xuyên tạc, kích động .




Share:

HÌNH ẢNH BÀ CỤ CÕNG BAO QUẦN ÁO, MỲ TÔM ĐẾN GỬI CHO ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG LŨ LỤT

 CẢM ĐỘNG HÌNH ẢNH BÀ CỤ CÕNG BAO QUẦN ÁO, MỲ TÔM ĐẾN GỬI CHO ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG LŨ LỤT❗️

——————

Có lẽ 2020 là 1 năm tồi tệ với Việt Nam khi từ đầu năm đến giờ hết dịch bệnh đến thiên tai ập tới. Nhưng hình như trong năm nay, chúng ta thấy tình dân tộc ấm áp và rõ ràng hơn bao giờ hết.

Từ một cậu bé miền núi, chân đất, vác măng ủng hộ đồng bào Đà Nẵng, nay lại có bà cụ móm mém, chống gậy, cõng bao quần áo, mỳ tôm gửi đồng bào miền Trung và rất nhiều hành động ý nghĩa, thiết thực khác được dân ta thực hiện.

Việt Nam tôi là vậy đấy. Trong những lúc khó khăn, gian khổ nhất, bão lũ có thể cuốn trôi mọi thứ nhưng không thể làm mất đi được tình nghĩa đồng bào.
Người Việt còn thì nước Việt còn và sẽ không bao giờ mất đi những truyền thống tốt đẹp như thế!

#hoaphuong





Share:

Cộng đồng mạng cảnh giác về gã thanh niên nhiễm HIV chuyên lừa tình, tiền

 Theo phản ánh của các Chị em trên mạng xã hội. Phạm Quốc Anh là đối tượng quê ở miền trung, hiện nay đang ở Sài Gòn, thường xuyên lên mạng lừa gạt tình, tiền của chị em phụ nữ độc thân. Điều nguy hiểm gã này nhiễm HIV/AIDS do từng chơi quan hệ đồng tính.

Nay thông tin để các Chị em cảnh giác 









Share:

Bắt 2 đối tượng giả danh tu hành lừa đảo hơn 200 triệu


 VTV.vn - Công an TP Đà Lạt vừa bắt giữ 2 đối tượng là Nguyễn Đình Mỹ(1983), Nguyễn Hoài Nam (1991) về tội Giả danh tu hành “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.







Theo điều tra, từ cuối tháng 9-10/2018, do thường xuyên đến tiệm cắt tóc Khoa Anh trên đường Nguyễn Công Trứ, phường 8, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), và biết được vợ của anh Khoa đang mang thai, Mỹ và Nam cùng 1 người phụ nữ tên Thu chưa rõ lai lịch đã lên kế hoạch chiếm đoạt tài sản của vợ chồng anh Khoa bằng cách bịa ra việc vợ anh Khoa đang bị vong hồn theo và muốn hai mẹ con được bình an thì phải làm lễ giải hạn. Trong lúc làm lễ, các đối tượng đã dùng tiền âm phủ tráo lấy số tiền 199 triệu đồng của vợ chồng anh Khoa đã được gói lại để đặt trên lễ cúng tượng trưng, và 30 triệu tiền mặt, tổng cộng Mỹ  và Nam đã lừa vợ chồng anh Khoa lấy 229 triệu đồng. Đến ngày 22/10, anh Khoa kiểm tra lại tiền thì phát hiện đó là tiền âm phủ nên trình báo Công an TP Đà Lạt. Tiến hành điều tra xác minh, cơ quan công an đã bắt được Mỹ và Dứt khi đang lẩn trốn tại Tiền Giang.

Cả 2 đối tượng trên đều tạm trú tại Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Share:

Kẻ lừa đảo đội lốt tu hành

  Báo chí đã tốn không ít giấy mực để cảnh báo với người dân về nạn “sư giả”, nhưng dường như chừng đó vẫn là chưa đủ. Càng ngày những trò lừa đảo càng được các đối tượng lưu manh thực hiện một cách bài bản và tinh vi hơn.

Nguyễn Đình Mỹ - Thích Niệm Thuận là Điển hình Một Sư lừa đảo


          Chiếc bẫy hoàn hảo

           Nạn nhân của vụ lừa đảo này là bà Nguyễn Thị M nhà ở phố Vũ Hữu cùng một số thành viên câu lạc bộ dưỡng sinh của phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân. Bà M vốn là người hiểu biết, lại tham gia khá nhiều công tác xã hội của địa phương đồng thời là một Phật tử rất thành tâm. Trước đây, bà M buôn bán ở chợ Hàng Da, va chạm với khá nhiều thành phần xã hội, như thế cũng có nghĩa là bà chẳng còn lạ lẫm gì với những trò lừa đảo của các đối tượng xấu. Thậm chí tại câu lạc bộ của những người hưu trí, bà luôn là người khuyến cáo cho bạn bè về các “vở diễn” như: khuyến mãi dầu gội trúng thưởng hay bán bếp ga giá hời… Thế nhưng, chính bà lại trở thành nạn nhân của một trò lừa đảo mà đến bây giờ nhớ lại bà vẫn còn thấy bàng hoàng.

Tấm thiệp các đối tượng dùng để lừa đảo bà M

       “Hôm đó là 25-9, tôi đang ngồi bàn việc với ông tổ trưởng tổ dân phố thì có hai nhà sư gõ của. Phong cách, bộ dạng và lời ăn tiếng nói của hai vị tu hành chuẩn tới mức là một người thường xuyên tiếp xúc với các tăng ni như tôi cũng lập tức tin tưởng ngay” - bà M cho biết. Vốn là người có tâm với đạo Phật lên bà M mời hai vị sư vào nhà uống nước và hỏi lý do vì sao họ lại biết tên và địa chỉ của bà. Một trong hai người này cho biết mình là Phó trụ trì chùa Hưng Phúc thuộc Tỉnh hội Phật giáo Hưng Yên chịu tránh nhiệm đi mời khách ở Hà Đông về dự lễ Hô thần nhập tượng vào ngày 30-9. Vì dừng chân nghỉ uống nước tại quán nước ngay cạnh nhà bà M và nói chuyện với chủ quán thì được biết bà M là một tín đồ sùng đạo nên ghé vào thăm. “Cái tình đồng đạo nó thiêng liêng lắm, hơn nữa vị Phó trụ trì kia lại còn đưa ra một tấm danh thiếp in rõ tên tuổi, số điện thoại và cả chùa trụ trì thì tôi gần như đã bị thuyết phục” - bà M nhớ lại.

        Chưa dừng lại ở đó, vị Phó trụ trì kia lại hỏi thăm bàn thờ Phật của bà M và ngỏ ý xin lên thắp hương. Tại đây “nhà sư” này tỏ rõ am hiểu Phật pháp bằng cách ngồi xuống tụng hẳn một bài kinh Bát Nhã và chú Đại Bi với tay chuông, tay mõ hết sức thuần thục. Khi bài kinh kết thúc thì bà M bị thuyết phục hoàn toàn. Đến lúc này hai vị sư mới “tiết lộ” thêm cho bà M rằng, chùa còn đang thiếu một Đại hồng chung cho ngôi Tam bảo, một chiếc mõ và một tấm hào quang và gợi ý nếu có tâm thì bà M có thể phát tâm công đức. Thêm vào đó, hai vị còn mời bà M cùng bạn bè Phật tử về dự lễ vào ngày 30-9 và sẽ có xe của nhà chùa đến đón.

Cung cách nói chuyện, sự am hiểu Phật pháp và thông tuệ của hai nhà sư khến bà M lập tức lấy ngay hơn 10 triệu đồng ra công đức. Trước khi rời khỏi nhà hai vị sư không quên để lại tên tuổi là Thích Tâm An và Thích Phước Tiến rồi hẹn ngày 28-9 sẽ quay lại gửi giấy mời và thống kê danh sách Phật tử về dự lễ để lên kế hoạch đón tiếp.


       Quả đắng

       Ngay khi hai vị sư đi khỏi, bà M lập tức liên hệ với bạn bè Phật tử của mình để rủ mọi người về Hưng Yên dự lễ với tâm trạng hết sức phấn chấn. Đúng hẹn, ngày 28-9, hai vị sư kia quay lại mang theo cả tập giấy mời đàng hoàng. Dù trên giấy mời, phần ngày tháng và tên Phật tử vẫn bị bỏ trống, nhưng hai vị sư nói phần đó để bà tự ghi và gửi cho khách nên bà M chẳng mảy may nghi ngờ. Sau khi bà M thống kê đầy đủ danh sách những người muốn về dự lễ, hai vị này còn “tiết lộ” thêm vào ngày 2-10 sẽ có một đoàn Phật tử hành hương đi Ấn Độ về thăm đất Phật do chính vị Phó trụ trì Thích Tâm An dẫn đầu. Chuyến đi chi phí hết 4.000 USD nhưng nhà chùa sẽ hỗ trợ một nửa, còn lại cá nhân tự túc. Hai vị này không quên úp mở cho bà M biết, rằng danh sách cả đoàn có 27 người tham gia, nhưng hiện mới có 24 người. Nếu bà M muốn đi thì nhà chùa sẽ giúp.

       Nghĩ tới cảnh được tới đất Phật, diện kiến nhiều vị cao tăng của Phật giáo mà chỉ mất có 20 triệu đồng, bà M không thể mừng hơn. Lập tức hoãn ngay việc đi đám cưới của đứa cháu ruột, bà M liên lạc với hai người bạn và cả 3 mang 64 triệu đồng tới đóng ngay 3 suất đi Ấn Độ cho nhà chùa. Riêng bà Phạm Thị H không có tiền mặt mà chỉ có vàng và đô la Mỹ, hai vị sư này cũng rất mau lẹ quy đổi ngay giúp ra tiền mặt để bà H khỏi lỡ “cơ hội”. Nhận gọn số tiền, hai “nhà sư” rút lui khỏi nhà bà M kèm theo lời hẹn sẽ điện lại để thông báo ngày giờ cụ thể.

       Thế rồi, bà M và các Phật tử cứ đợi, đợi mãi và đến bây giờ tăm hơi các “nhà sư” vẫn như bóng chim tăm cá. Số điện thoại 0164919… của “thầy” Thích Phước Tiến đến nay vẫn… ngoài vùng phủ sóng. Lúc này, bà M và các Phật tử mới biết họ đã dính quả lừa. Bà M bảo: “Tôi sẽ báo việc này ra công an, dù hy vọng bắt được những kẻ lưu manh đội lốt tu hành này là rất mong manh, nhưng đây cũng là bài học để các Phật tử cảnh giác tránh mắc phải những chiêu lừa của kẻ bất lương mượn danh nhà Phật”.


Theo Nguyễn Long (ANTĐ)


(Nguồn: http://phapluattp.vn/20111003100214136p1015c1074/ke-lua-dao-doi-lot-tu-hanh.htm)

Share:

Cảnh báo về chiến dịch tấn công mạng lợi dụng dịch bệnh COVID-19

 Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, một số nhóm tin tặc đã lợi dụng tình hình này để phát động, tiến hành chiến dịch tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Qua công tác bảo vệ an ninh hệ thống mạng thông tin quốc gia, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an phát hiện chiến dịch tấn công mạng, phát tán mã độc thông qua thư điện tử (Email) sử dụng các thông tin liên quan đến dịch bệnh COVID-19 để thu hút sự chú ý của người dùng. Cụ thể, những ngày gần đây, tin tặc đã phát tán mã độc qua thư điện tử có đính kèm tập tin word có tiêu đề “Chi Thi cua Thu tuong nguyen xuan phuc.lnk” giả dạng thông báo của Thủ tướng Chính phủ về dịch COVID-19.



Thuộc tính tập tin mã độc bị lực lượng Công an phát hiện.

Tập tin có dạng shortcut với phần mở rộng là “.lnk” được ngụy trang dưới biểu tượng tập tin văn bản nhằm đánh lừa người dùng. Nếu người dùng tải tập tin đính kèm về và mở trên máy tính (mã độc này chỉ hoạt động trên hệ điều hành Windows), mã độc sẽ được kích hoạt, cài đặt vào máy tính, kết nối đến máy chủ điều khiển để tải các đoạn mã độc khác và nhận lệnh điều khiển của tin tặc, đồng thời, mở tập tin văn bản để đánh lừa người dùng. Khi đó, tin tặc có thể thực hiện nhiều lệnh thực thi khác nhau, như đánh cắp dữ liệu, thông tin máy tính, sử dụng để tiếp tục phát tán sang máy tính khác...

Để phòng, chống không bị tin tặc tấn công, người sử dụng Internet cần nâng cao cảnh giác khi truy cập Internet như không truy cập vào những liên kết lạ, không tải và mở về các tập tin không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, người dùng cần cài đặt các phần mềm diệt virut có bản quyền và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu, bản vá bảo mật cho hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng. Trong trường hợp đã mở tệp tin đính kèm, cần ngắt kết nối Internet và liên hệ với bộ phận quản trị để khắc phục, xử lý.

Theo Cổng thông tin Bộ Công an

Share:

TUYỂN CHỌN CÔNG DÂN VÀO CÔNG AN NHÂN DÂN


Thủ tục
Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân
Thời hạn giải quyết
a) Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của người dự tuyển, Hội đồng tuyển chọn phải hoàn thiện các thủ tục để trình lãnh đạo có thẩm quyền quyết định tuyển, tạm tuyển hoặc trả lời cho người dự tuyển về lý do không được tuyển. b) Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày công bố kết quả tuyển chọn, thủ trưởng Công an các đơn vị có thẩm quyền quyết định tuyển chọn cán bộ phải ra quyết định tạm tuyển hoặc tuyển dụng.
Đối tượng thực hiện
Cá nhân
Cơ quan thực hiện
Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định tạm tuyển, quyết định tuyển dụng.
Lệ phí
Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Người dự tuyển vào Công an nhân dân phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

a) Tiêu chuẩn chính trị:
+ Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đối với cán bộ, học sinh dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có thể tuyển thanh niên ưu tú, đủ điều kiện để kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Công dân có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ, tốt nghiệp đại học hệ chính quy hạng giỏi, xuất sắc có thể tuyển những người chưa là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc chưa là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Đảm bảo các quy định cụ thể khác của Bộ trưởng Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân.
b) Phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt.
c) Trình độ học vấn:
+ Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học bổ túc.
+ Tuyển công dân làm lái xe, vệ sinh, phục vụ buồng bàn cac đồng chí lãnh đạo (không thuộc đối tượng ký kết hợp đồng) ở các tỉnh phía Nam (từ Quảng trị trở vào); cán bộ, học sinh dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tuyển bố trí tại địa bàn có thể tuyển những người tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
d) Trình độ khoa học kỹ thuật:
+ Công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề loại hình đào tạo tập trung chính quy, hạng tốt nghiệp trung bình khá trở lên.
+ Những địa bàn có nguồn tuyển khó khăn như: các tỉnh phía Nam (từ Quảng trị trở vào), trừ đối tượng có hộ khẩu thường trú ở thành phố, thị xã, khu vực miền núi, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo của các tỉnh phía Bắc (các đối tượng tuyển tự nguyện cam kết công tác tại địa bàn này thời gian tối thiểu từ 10 năm kể từ khi có quyết định tuyển chọn), có thể tuyển công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề ở các loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp trung bình.
e) Tuổi đời: Từ 18 đến 30.
Các trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy hạng giỏi, xuất sắc, trình độ Thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp A1, Cấp 2 có thể tuyển đến 35 tuổi; có chức danh giáo sư, phó giáo sư, trình độ Tiến sĩ có thể tuyển đên 45 tuổi.
g) Sức khoẻ: Bảo đảm tiêu chuẩn sức khoẻ tuyển chọn cán bộ theo quy định của Bộ; thể hình, thể trạng cân đối giữa chiều cao và cân nặng, không dị hình, dị dạng, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính; không sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện; đạt tiêu chuẩn về chiều cao, thị lực như sau:
+ Chiều cao: Đối với Nam từ 1m62 trở lên; Đối với nữ từ 1m58 trở lên.
+ Thị lực: Thị lực không kính mỗi mắt đạt 9-10/10, tổng thị lực 2 mắt có thể đạt từ 19-20/10.
Tuyển công dân có trình độ khoa học kỹ thuật để làm công tác khoa học kỹ thuật được đào tạo, cụ thể là: Kỹ thuật nghiệp vụ I, Kỹ thuật nghiệp vụ II, Kỹ thuật hình sự, Thông tin, Cơ yếu, Tin học; làm công tác hành chính; đánh máy, văn thư lưu trữ, thông tin thư viện; làm công tác y tế : bác sỹ, y sỹ, dược sỹ; làm công tác giảng dạy: giáo viên, giảng viên; làm công tác báo chí, xuất bản, nghiên cứu khoa học; làm công tác quản lý xây dựng cơ bản (kỹ sư, kiến trúc sư); các chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành, công dân có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ: yêu cầu cán bộ có đủ sức khoẻ công tác lâu dài, riêng chiều cao có thể thấp hơn quy định trên nhưng không được thấp dưới 1m58 đối với Nam; 1m54 đối với Nữ; thị lực có thể mang kính cận, viễn thị không quá 3 điốp đạt tổng thị lực hai mắt từ 19-20/10 (trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng quyết định).
h) Năng khiếu: Công dân được tuyển chọn để bố trí ở những đơn vị làm công tác nghiệp vụ phải là người bình tĩnh, nhạy cảm, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, có các tiêu chuẩn cần thiết về năng khiếu Công an do các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục…trực thuộc Bộ trưởng quy định đối với hệ lực lượng.
Cơ sở pháp lý
+ Luật Công an nhân dân (sửa đổi) (Luật số 73/2014/QH13, ngày 27/11/2014).
+ Thông tư số 30/2009/TT-BCA, ngày 20/5/2009 của Bộ Công an quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
+ Thông tư số 20/2009/TT-BCA ngày 10/4/2009 của Bộ Công an quy định về thẩm tra lý lịch trong công an nhân dân.
+ Thông tư số 35/2011/TT-BCA ngày 25/5/2011 của Bộ Công an sửa đổi Điều 5 Thông tư số 30/2009/TT-BCA ngày 20/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
+ Thông tư số 53/2012/TT-BCA, ngày 15/8/2012 của Bộ Công an ban hành quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.



Share:

Thứ trưởng Bùi Văn Nam kiểm tra công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động

 Sáng 16/10/2020, Đoàn công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Tiểu ban An ninh, trật tự (ANTT) Đại hội Đảng các cấp và Đại hội lần thứ XIII của Đảng làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác bảo đảm ANTT phục vụ Đại hội Đảng tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ).

Tham gia Đoàn công tác có Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ và Công an thành phố Hà Nội...

Quán triệt các nội dung tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng Bùi Văn Nam cho biết, thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ, các đơn vị của Bộ và Công an các địa phương đã triển khai rất quyết liệt các mặt công tác, trong đó có công tác bảo vệ Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Lực lượng Công an nhân dân đã quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng và làm tốt công tác bảo vệ ANTT. 
 

Thứ trưởng Bùi Văn Nam kiểm tra công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Img_2238
Thứ trưởng Bùi Văn Nam phát biểu tại buổi kiểm tra.
[size]

Theo báo cáo của lãnh đạo Bộ Tư lệnh CSCĐ, thời gian qua, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã thực hiện nghiêm túc các chương trình, kế hoạch, điện và các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an; tổ chức huấn luyện, diễn tập phương án để chủ động, sẵn sàng bảo đảm an ninh, an toàn Đại hội Đảng các cấp và các hoạt động của Năm ASEAN 2020. Thường xuyên phối hợp các đơn vị nghiệp vụ của Bộ, Công an các địa phương nắm chắc tình hình ANTT, duy trì quân số ứng trực theo quy định để chủ động sẵn sàng ra quân thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh điều động.

Phát biểu tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng đánh giá, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã xây dựng các phương án, kế hoạch đảm bảo ANTT phục vụ Đại hội Đảng rất toàn diện, cụ thể, bài bản, có đúc rút kinh nghiệm của nhiệm kỳ Đại hội trước, đồng thời khắc phục những thiếu sót, tồn tại, có sự chuẩn bị chu đáo, khoa học và trách nhiệm.

Nhấn mạnh một số nội dung cần quan tâm thời gian tới, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng đề nghị Bộ Tư lệnh CSCĐ nâng cao mối quan hệ phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng nói chung, cũng như giữa các đơn vị trong lực lượng Công an nhân dân, giữa Trung ương và địa phương nói riêng trong bảo vệ an ninh, an toàn Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự tập trung, thống nhất để mang lại hiệu quả cao trong quá trình tổ chức thực hiện.
 

[/size]
Thứ trưởng Bùi Văn Nam kiểm tra công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Img_2240
Thứ trưởng Lê Quốc Hùng phát biểu tại buổi kiểm tra.
[size]

Bên cạnh đó, đồng chí Thứ trưởng đề nghị Bộ Tư lệnh CSCĐ ngoài Lễ xuất quân, diễn tập bảo vệ Đại hội Đảng cần tổ chức những đợt diễn tập tại địa điểm diễn ra Đại hội và nơi các đại biểu lưu trú, các tuyến đường di chuyển của các đại biểu, từ đó chuẩn bị sẵn sàng các phương án cụ thể để xử lý tốt các vấn đề đột xuất xảy ra. Điều chỉnh, bố trí lực lượng cho phù hợp để đảm bảo những cán bộ tinh nhuệ nhất, đủ khả năng xử lý các vấn đề phức tạp khi cần thiết...

Phát biểu kết luận buổi kiểm tra công tác, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Bùi Văn Nam ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích mà lực lượng CSCĐ đạt được trong thời gian vừa qua. Về những công việc cần tập trung trong thời gian tới, đồng chí Thứ trưởng yêu cầu Bộ Tư lệnh CSCĐ nhận thức rõ, công tác bảo vệ Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các sự kiện chính trị, đối ngoại từ nay đến cuối năm 2020 đặt trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Từ đó tăng cường phối hợp, nắm chắc tình hình và xác định công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội lần thứ XIII của Đảng là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản từ nay đến cuối năm, phải thực hiện cho bằng được.

Nhấn mạnh, những tháng cuối năm 2020 đất nước có nhiều sự kiện chính trị, đối ngoại quan trọng, nhiều Đoàn đại biểu cấp cao các nước đến thăm làm việc tại Việt Nam, nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn các sự kiện hết sức cấp bách và cần thiết; Thứ trưởng Bùi Văn Nam đề nghị Bộ Tư lệnh CSCĐ cần rà soát lại các phương án, kế hoạch, bổ sung thêm các tình hình mới, phối hợp Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Công an thành phố Hà Nội thực hiện tốt các các phương án bảo đảm ANTT.
 

[/size]
Thứ trưởng Bùi Văn Nam kiểm tra công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động Img_2224
Toàn cảnh buổi kiểm tra.
[size]

Thứ trưởng Bùi Văn Nam cũng yêu cầu Bộ Tư lệnh CSCĐ chủ trì, phối hợp các đơn vị tổ chức Lễ ra quân, diễn tập phương án bảo đảm ANTT phục vụ Đại hội Đảng đảm bảo trang trọng, uy nghiêm, thể hiện sức mạnh và trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân. Phối hợp Công an thành phố Hà Nội tính toán kỹ các phương án bảo vệ tuyến đường đi của đại biểu, các hoạt động, lễ hội diễn ra trên địa bàn. Kiểm tra trang thiết bị, phương tiện; tăng cường tuần tra kiểm soát vũ trang, bảo vệ tuyệt đối các mục tiêu trọng yếu.

Thứ trưởng Bùi Văn Nam lưu ý việc quan tâm đời sống của cán bộ, chiến sỹ; thực hiện tốt chế độ trực ban, trực chiến, chế độ thông tin báo cáo; tập trung tuyên truyền và nhân rộng những tấm gương sáng, việc làm tốt của lực lượng CSCĐ trong nhân dân và toàn xã hội. Đồng thời bày tỏ tin tưởng, Bộ Tư lệnh CSCĐ sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, cùng với các lực lượng bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng như những sự kiện chính trị, đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới...

 
 [/size]
Minh Lâm
Share:

Người dân cần nâng cao cảnh giác trước những cuộc điện thoại của người lạ tự xưng là cán bộ của các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng

 Thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều và có diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau; có những vụ án mang tính chất lừa đảo xuyên quốc gia trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Lực lượng Công an đã và đang tập trung triệt phá các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp góp phần giữ an toàn, lành mạnh trên hệ thống mạng tại Việt Nam. Thế nhưng, do sự chủ quan và thiếu cảnh giác, đề phòng của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đã khiến cho các đối tượng phạm tội vẫn có thể dễ dàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chỉ tính riêng các vụ lừa đảo được người dân trình báo, tố giác, trong 6 tháng đầu năm 2020, Công an 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tiếp nhận 776 vụ, với số tiền bị lừa đảo lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, nổi lên là phương thức thủ đoạn lừa đảo giả danh, mạo danh Công an, Viện kiểm sát, Thanh tra, Tòa án, Bưu điện... để chiếm đoạt tài sản gia tăng mạnh, chiếm tỷ lệ trên 65% số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp, mà các đối tượng thường sử dụng có đặc điểm chung là: Chúng sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân...; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

 Đặc điểm dễ dàng nhận biết đối tượng lừa đảo qua điện thoại là: Các đối tượng tự xưng là cán bộ Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, Ngân hàng, Bưu điện và yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện "đang bị điều tra", vừa trao đổi cho bất kỳ ai.

Ngoài ra, còn có một đặc điểm khác của các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng mà người dân có thể dễ dàng nhận biết, đó là: Các đối tượng yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai, mục đích nhằm để nạn nhân không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin, không trình báo cho cơ quan Công an được biết. Mặc dù nhiều bị hại không có khuất tất, không có sai phạm, nhưng trước những lời đe dọa, thúc giục của các đối tượng dẫn đến lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết sự việc bị lừa đảo.


Qua công tác nắm tình hình, số bị hại bị các đối tượng lừa đảo bằng hình thức mạo danh, giả danh cán bộ các cơ quan tư pháp rất đa dạng, đa phần thường là phụ nữ và người già trên 60 tuổi, nhưng cá biệt có trường hợp các bị hại là cán bộ của các cơ quan Nhà nước... Đây đều là những bị hại ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí; thiếu ý thức cảnh giác với tội phạm; không có kiến thức về bảo mật thông tin cũng như hiểu biết về các hoạt động tố tụng hình sự. Khi xảy ra vụ việc, nạn nhân không biết thông tin về đối tượng, không biết tại sao bị mất tiền trong tài khoản, hoặc lo sợ bị mất uy tín nên không trình báo với cơ quan Công an, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.


Bộ Công an nêu rõ, Cơ quan Công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan Công an muốn làm việc. Tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.


Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.

 Cơ quan Công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra, sẽ làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo gửi đến chính quyền, cá nhân, tổ chức đó, tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.

Đồng thời, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. Khi gặp những tin nhắn thông qua các trang mạng xã hội để vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu chuyển tiền để xác minh tài khoản; nhờ tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ nước ngoài... thì cần đặc biệt cảnh giác, tuyệt đối không làm theo; nhanh chóng liên hệ hoặc gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người đó để kiểm tra thông tin.



Thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội. Không chia sẻ số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội; nếu cần có tài khoản ngân hàng công khai để giao dịch mua bán trên không gian mạng, thì tiền trong số tài khoản công khai cần giữ ở mức thấp nhất để tránh bị kẻ gian chiếm đoạt.

Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Share:

Fulro – Bão táp giữa đại ngàn (Kỳ 1)

  Khởi nguồn của Fulro

Dưới thời đệ nhất cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm tổng thống, ở Tây Nguyên nổi lên tổ chức BajaRaka do Y Bham Ênuôi người Ê Đê chủ xướng nhằm kết nối các dân tộc được cho là mạnh nhất ở Tây Nguyên (BajaRaKa là từ viết tắt tên của 4 dân tộc chủ yếu: Bahanar, Djarai, Rhadé, và Kaho). Tổ chức này chủ trương đấu tranh bất bạo động, yêu cầu chính quyền lúc đó chấm dứt mọi chính sách phân biệt đối xử với các sắc tộc thiểu số Việt Nam. Về sau, tổ chức này đổi tên là Fulro, tên viết tắt của cụm từ tiếng Pháp: “Front Uni de Lutte des Races Opprimées”.

FULROsprayingsinsthesjungle

         Kỳ 1 – Khởi nguồn của Fulro ở Tây nguyên  
Ở thời điểm này, tổ chức Fulro vẫn giữ mục tiêu tập hợp các đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên và toàn miền Nam chống lại chế độ độc tài, gia đình trị của Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên về chủ trương có thay đổi, từ bất bạo động chuyển sang đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị có các thế lực bên ngoài hỗ trợ. Từ năm 1958 tổ chức Fulro đã lớn mạnh và hoạt động ráo riết ở những vùng rừng núi Tây Nguyên, gây được tiếng vang lớn khiến chính quyền Ngô Đình Diệm phải nhún nhường.

Vài nét lịch sử hình thành tổ chức Fulro

Khi nhà Ngô bị lật đổ bởi các tướng tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ “bật đèn xanh” nổi lên làm đảo chánh, anh em Điệm Nhu bị giết và Cẩn bị xử tử. Sài Gòn và miền Nam lúc đó do phe quân sự nắm quyền, kéo bè phái đấu đá nhau kịch kiệt để tranh giành quyền lực lẫn quyền lợi. Cuối cùng ngọn cờ về tay Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu và khi ông này lên làm tổng thống đã thiết lập nền đệ nhị cộng hòa cái gai Fulro vẫn chưa được nhổ.

Sau ngày thống nhất đất nước 30-4-1975, lợi dụng chính quyền cách mạng lúc đó còn nhiều vấn đề xã hội phải giải quyết, lực lượng Fulro được các thế lực thù địch với âm mưu chống phá hòa bình, chống phá cách mạng Việt Nam kích động “hà hơi tiếp sức”, Fulro lại nổi lên hoạt động, ráo riết lôi kéo đồng bào dân tộc ở các tỉnh vùng Tây Nguyên, ai chống đối lại hoặc tố cáo đều bị chúng giết chết, gây ra những thảm án kinh hoàng có thể ví như bão táp giữa đại ngàn.

Không thể để cho lực lượng Fulro mà đích thực là đằng sau đó là những tổ chức phản động, thế lực thù địch giúp đỡ về vật chất với ý đồ gây xáo trộn an ninh trật tự, trấn áp đồng bào Tây Nguyên, đe dọa vũ lực không cho làm ăn sinh sống, hòa nhập với xã hội mới, đi theo cách mạng… nhằm tiến tới lật đổ chính quyền. Đầu năm 1977 Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 04/CT-TW về : “Đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề Fulro”,

        Chấp hành chỉ thị này nhiều chuyên án triệt phá Fulro đã được các ngành, các cấp có liên quan ở nhiều tỉnh, thành triển khai thực hiện. Nhưng do lực lượng Fulro hoạt động trên một địa bàn rất rộng, trải dài trên mảnh đất Tây Nguyên và ẩn sâu trong đại ngàn cũng như trên cả đất Campuchia thời kỳ Pôn Pốt cầm quyền nên việc đấu tranh còn nhiều khó khăn, hạn chế, khiến cán bộ, chiến sĩ của ta hy sinh rất nhiều.

Đến khi ông Phạm Hùng (bí danh Bảy Cường) lúc đó là Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chủ trì hội nghị chuyên đề: “Đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề Fulro” tại Nha Trang với đại diện các bộ, ngành liên quan như: Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Quân khu 7, Khu ủy khu 6 và Thường vụ tỉnh ủy, Ban Giám đốc CA các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai-Kông Tum, Phú Khánh, Thuận Hải, Đồng Nai, Sông Bé… và khi chuyên án 101 được thành lập do CA Lâm Đồng làm đơn vị chủ công phối hợp với các tỉnh bạn với kế hoạch đánh tổng lực vào lực lượng Fulro trên cả hai mặt trận: đấu tranh vũ trang quyết liệt và vận động chính trị kiên trì trong một thời gian dài tạo thành cơn bão táp đại ngàn mới quét sạch được tổ chức phản động cực kỳ nguy hiểm này.

Thời gian trôi qua đã trên 30 năm, những cán bộ, chiến sĩ tham gia vụ án Fulro lớp hy sinh trong chiến đấu đã thành người ở cõi vĩnh hằng. Các đồng chí còn sống đã nghỉ hưu và cũng ở ngưỡng “thất thập cổ lai hy” nhưng vẫn là những chân chứng sống của lịch sử đều nhớ lại như in những gì đã xảy ra trong thời kỳ quyết liệt này. Hồ sơ vụ án Fulro vẫn chưa phủ bụi và khi lật lại từng trang của chuyên án 101 thế hệ bây giờ vẫn như nghe thấy tiếng động của lịch sử và dấu ấn công lao được góp bằng máu xương của những người đã ngã xuống cho bình yên cuộc sống.

Và đây cũng không chỉ là một chuyên án lớn mà còn là bài học cảnh giác chính trị vẫn nóng hổi tính thời sự để giúp thế hệ bây giờ và mai sau nhìn lại, suy ngẫm… nhằm nâng cao ý thức chính trị, cảnh giác cách mạng để đấu tranh, phòng chống cái ác.

Fulro là gì?

         Từ năm 1958, đối với cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa do Ngô Đình Điệm làm tổng thống và sự độc tài gia đình trị của anh em Diệm, Nhu không chỉ có các tổ chức chính trị đối lập, phong trào quần chúng đấu tranh đòi lật đổ Ngô Đình Diệm ở các nơi, nhất là ở Sài Gòn đã nổi lên hoạt động lén lút hoặc công khai khi có điều điện, cơ hội… mà ở các tỉnh Tây Nguyên cũng có một phong trào  gọi là : Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức nổi lên tập hợp lực lượng trong đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên với mục đích đấu tranh chính trị, đưa ra yêu sách đòi Tây Nguyên tự trị, và mục đích cuối cùng là lật đổ Ngô Đình Diệm. Tên tiếng Pháp của phong trào này là Front Uni de Lutte Races Opprimées, viết tắt là FULRO. 
(còn tiếp)

Võ Thu Sơn (motthegioi)

Share:

Putin: Tôi thích tư tưởng cộng sản và vẫn giữ thẻ đảng viên

 Phát biểu tại Diễn đàn liên vùng của Mặt trận nhân dân toàn Nga, tổng thống Putin cho biết ông vẫn giữ thẻ đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô.

tong-thong-putin-la-nhan-vat-quyen-luc-nhat-the-gioi-nam-2015

Tổng thống Nga Putin nhắc lại ông đã nhiều năm không những là đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô, mà còn làm việc trong Uỷ ban an ninh quốc gia KGB, cơ quan bảo vệ Đảng. Ông cũng không phải là quan chức trong bộ máy, mà chỉ là một đảng viên thuần túy.

Ông Putin khẳng định đến giờ, thẻ đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô ông vẫn giữ. “Khác với nhiều quan chức, tôi không bỏ thẻ đảng, hay là đốt cháy nó”.

Vị lãnh đạo nước Nga thừa nhận, ông “thích, và cho đến nay vẫn rất thích những tư tưởng cộng sản, tư tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Theo ông, Bộ quy chuẩn đạo đức của người xây dựng CNCS của Liên Xô có những tư tưởng khá giống với Kinh thánh, nhưng việc thực hiện những ý tưởng tuyệt vời đó tại Liên Xô trước đây vẫn còn khá xa với thực tế.

Tổng thống Putin, khi phê phán chính sách kinh tế của Liên Xô, cũng thừa nhận chính nền kinh tế kế hoạch đó đã tập trung được nguồn lực và giải quyết được các vấn đề y tế, giáo dục và quốc phòng.

Theo ông chủ Điện Kremlin, ngày nay khi nhìn nhận, đánh giá quá khứ, không được bôi đen, cũng như không nên tô hồng hiện tại. “Cần phải phân tích tập trung, khách quan để trong tương lai, chúng ta không phạm phải những sai lầm của quá khứ”.

theo Trí Thức Trẻ

Share:

Nguyên nhân sâu xa của những vụ hiếp dâm tràn lan tại Ấn Độ

Hệ thống xã hội gia trưởng, trao quá nhiều đặc quyền và ưu tiên cho nam giới, trong khi phụ nữ bị phân biệt đối xử, là nguyên nhân cho nạn hiếp dâm tại Ấn Độ.

Những ngày này, một cảnh tượng thường xuyên xảy ra tại Ấn Độ là những đám đông giận dữ đổ xuống đường, bày tỏ sự phẫn nộ mỗi khi một phụ nữ trẻ trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục. Vụ hiếp dâm tập thể và sát hại một phụ nữ ở thành phố Hyderabad đầu tháng này một lần nữa trở thành nguyên cớ cho các cuộc biểu tình nổ ra khắp cả nước.


Những cuộc biểu tình đã trở thành cách phản ứng thường thấy mỗi khi một vụ cưỡng hiếp bị phát giác. Người biểu tình đòi hỏi những luật lệ nghiêm khắc hơn, thậm chí là án tử hình, dành cho những kẻ cưỡng bức. Một số người biểu tình giương lên những biểu ngữ, gọi các nạn nhân là "những cô con gái của dân tộc".


Thế nhưng, những giá trị văn hóa đằng sau cánh cửa của mỗi gia đình lại là một phần tạo ra vấn đề mà cả xã hội Ấn Độ đang lên án: đặc quyền cho đàn ông và và sự phục tùng tuyệt đối từ phụ nữ. 


"Những cô gái được dạy để không chạy trốn (khỏi hệ thống xã hội). Phụ nữ không cần bất cứ quyền lực gì. Nếu phụ nữ muốn quyền thì hẳn là phải có điều gì đó không đúng với họ, họ bị coi là tha hóa", Deepa Narayan, một chuyên gia tư vấn về đói nghèo, giới và phát triển quốc tế, nhận xét.


Những người đàn ông gia trưởng là vua

Đặc quyền dành cho nam giới đã tồn tại kể cả từ trước khi những đứa trẻ được sinh ra. Tình trạng phá thai có chọn lọc dựa trên giới tính đã làm biến dạng tỷ lệ giới tính tự nhiên tại Ấn Độ, theo hướng nam giới đông hơn so với nữ giới, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới.


Một số chuyên gia cho biết tình trạng trên đang dần trở nên ít phổ biến hơn, nhưng chủ yếu là giảm số lượng phá thai là trẻ em nam. Tình trạng trên có thể dẫn lới sự thiếu hụt trong phân bổ nguồn lực hộ gia đình, chăm sóc y tế hay thậm chí gia tăng tỷ lệ giết hại trẻ sơ sinh.

"Tại một số gia đình, khi một trẻ nữ được sinh ra, sự chào đón sẽ thầm lặng hơn. Nhưng khi gia đình sinh một bé trai, đó sẽ là một lễ hội. Cha mẹ mua những đồ vật đắt tiền để ăn mừng, và khoe khoang khắp nơi rằng đã sinh được một đứa con trai", bà Narayan cho biết.


Theo bà Narayan, người Ấn Độ không coi việc phá thai để chọn lựa giới tính hay phân biệt đối xử nam nữ là điều gì đó độc ác. "Họ không ý thức được việc đó. Ở Ấn Độ, họ gọi đó là điều chỉnh (theo văn hóa)", bà Narayan cho biết.


Tuy nhiên, tình trạng đặc quyền cho nam giới tạo ra những tác động tiêu cực. "Những đứa con trai không được dạy cách đối thoại. Yêu cầu của chúng luôn được đáp ứng, chúng không bao giờ bị từ chối. Chúng được dạy không bao giờ được khóc. Vậy tất cả sự giận dữ sẽ đi đâu? Phụ nữ sẽ rơi vào trầm cảm, còn đàn ông thì thường xuyên nổi giận".


Bà Narayan cho biết vấn đề sức khỏe tâm lý của phụ nữ Ấn Độ "là lĩnh vực hoàn toàn bị bỏ qua". Số liệu thống kê cho thấy 36,6% số vụ tự tử của phụ nữ trên toàn cầu xảy ra ở Ấn Độ. Hơn thế, phụ nữ Ấn Độ tự tử chủ yếu sau khi đã kết hôn, ở độ tuổi dưới 35, và phần nhiều đến từ các bang phát triển.  


Một xã hội nam giới thống trị cũng gây hại cho cả những người đàn ông. "Hệ thống gia trưởng nâng họ lên, biến họ thành những ông vua. Nhưng không một người nào có thể đạt được những sự kỳ vọng to lớn như vậy. Đó là lý do vì sao đàn ông ở Ấn Độ rất khó có thể nói lời xin lỗi, bởi họ được kỳ vọng phải luôn làm điều đúng đắn, là một người tốt, và chu cấp được cho gia đình".


"Không ai được hạnh phúc, nhưng chúng ta đang không làm gì để thay đổi thực tại ấy. Mọi chuyện sẽ tiến triển nếu có thể đưa đàn ông vào những cuộc đối thoại", bà Narayan nói.


Ấn Độ cần giáo dục giới tính

Trong số những tội phạm hiếp dâm, nhiều người có chị em gái. Mặc dù vậy, những người đàn ông này luôn tự cảm nhận được họ là đứa trẻ được yêu thương hơn trong gia đình, bởi những người mẹ luôn tự hào vì sinh được một đứa con trai, dẫn tới những đặc quyền như được cho ăn trước.


"Những người mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong thiết lập tiêu chuẩn về vai trò của giới tính", tiến sĩ Madhumita Pandey của Đại học Sheffield Hallam nói. Sinh ra tại Ấn Độ, bà Pandey từng tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn với 61 tội phạm hiếp dâm tại nước này.


Những kẻ hiếp dâm thường không cảm thấy hộ lỗi, họ miêu tả bản thân là "tù nhân" thay vì kẻ phạm tội, và có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân, bà Pandey cho biết. Tiến sĩ cho rằng tình trạng này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của những người phạm tội đối với bản chất hành vi của họ. 


nan hiep dam o An Do anh 2

Phụ nữ là nạn nhân của bất bình đẳng giới trầm trọng tại Ấn Độ. Ảnh: CBC.

Mặc dù những người đàn ông mà Pandey phỏng vấn phần lớn xuất thân từ tầng lớp thấp và ít được giáo dục trong xã hội, tiến sĩ này nhấn mạnh xuất thân và điều kiện học thức không thể dùng làm cơ sở để biện minh cho hành vi bạo lực đối với phụ nữ. Bà cũng cho rằng những người thuộc tầng lớp giàu có thể dùng tiền bạc và quyền lực để trốn tránh công lý.


Bà Pandey cho rằng bạo lực tình dục có thể được ngăn chặn ngay từ các trường học. 


"Chúng ta cần hệ thống giáo dục đưa ra những hình thức giáo dục giới tính toàn diện. Điều quan trọng là mọi người cần có nhận thức đầy đủ về bạo lực tình dục. Chúng ta cần người dân hiểu được thế nào là đồng ý và từ chối, về sự độc hại của tình trạng nam giới cường quyền, và chúng ta giáo dục được trẻ em từ khi chúng càng nhỏ thì càng tốt", bà Pandey nói.


Án tử hình là không đủ

Giáo dục về bạo lực tình dục không phải là yếu tố duy nhất để cải thiện tình hình ở Ấn Độ. Bà Pandey nhấn mạnh cần có thái độ không dung thứ đối với mọi hình thức bất bình đẳng giới trong cuộc sống hàng ngày.


"Có quá nhiều sự giận dữ đối với những vụ hiếp dâm. Vậy sự giận dữ ở đâu khi phụ nữ phải hứng chịu nhiều hình thức lạm dụng khác hàng ngày, nhưng ở những khía cạnh khác. Những hành vi phân biệt đối xử như vậy cũng dẫn tới nhiều tội phạm nghiêm trọng hơn", bà Pandey nói.


Các tội ác thường xuyên diễn ra tại nhà hoặc gần nhà của các nạn nhân. Theo thống kê, 93,1% những kẻ phạm tội hiếp dâm là hàng xóm, họ hàng hoặc bạn đời tương lai của các nạn nhân. Tại Ấn Độ, hành vi hiếp dâm giữa chồng với vợ không bị coi là tội phạm hình sự. 


Một nghiên cứu về bạo lực gia đình năm 2016 cho thấy 31% phụ nữ đã kết hôn phải trả qua bạo lực tình dục, thể chất và tinh thần bởi chồng. Tình trạng này còn tệ hơn với 45% phụ nữ Ấn Độ cho rằng người chồng có quyền đánh đập vợ, theo nghiên cứu của World Bank.


Tuy nhiên, những cơn phẫn nộ ở tầm quốc gia chỉ nhắm vào các vụ tấn công bên ngoài phạm vi gia đình, trong khi những vụ bạo lực gia đình thường bị bỏ qua.


"Mọi người không kết nối hành vi đồi bại của người khác với cách cư xử thường ngày của chính họ trong gia đình, tại nơi làm việc hay bất kỳ nơi nào ngoài đường phố. Tôi nghĩ đây là một thiếu sót lớn", bà Narayan nói.


Các chuyên gia cho rằng án tử hình được người biểu tình yêu cầu áp dụng với những tội phạm hiếp dâm, bản thân nó, không giải quyết rốt ráo được vấn đề.


"Những người đàn ông đó có thể bị treo cổ, mọi người sẽ thỏa mãn với ý nghĩ chính phủ đã làm việc của mình, và mọi người lại trở về với cuộc sống bình thường. Rồi sau đó sẽ lại có một vụ hiếp dâm, và mọi chuyện lại tiếp diễn", bà Pandey nhận xét.


nan hiep dam o An Do anh 3

Một cuộc biểu tình đòi công lý cho các nạn nhân hiếp dâm ở Ấn Độ. Ảnh: AP.Phá vỡ sự ái ngại về vấn đề hiếp dâm

Bà Narayan cho rằng sự giận dữ của đám đông có thể tạo ra sự thay đổi. "Những cuộc biểu tình là cơ hội để bắt đầu nói về nạn bạo lực tình dục. Trước vụ hiếp dâm tập thể năm 2012 tại Delhi, người ta thậm chí không thể thực sự nói về từ "hiếp dâm". Vụ việc đó đã phá vỡ sự xấu hổ xung quanh vấn đề hiếp dâm". 


Yêu sách của người dân, thông qua những cuộc biểu tình, đã đến được một số nhà lãnh đạo. Mới đây, cảnh sát trưởng thủ đô Delhi Arvind Kejriwal cho biết nhà chức trách đã buộc các học sinh nam ký cam kết không có hành vi tội phạm đối với phụ nữ và trẻ em gái. Mẹ và chị em gái cũng được khuyến khích thảo luận nhiều hơn với các nam giới và cảnh báo học về những hành động sai trái.


Sự cần thiết gắn kết các trẻ em, đặc biệt là nam giới, vào phong trào chống bạo lực giới tính được kêu gọi và triển khai bởi nhiều tổ chức tại Ấn Độ, như Equal Community Foundation. 


Cuộc biểu tình phản đối vụ hiếp dâm và sát hại nạn nhân ở thành phố Hyderabad. Ảnh: Getty.



"Sáng kiến trao quyền cho phụ nữ sẽ tiếp tục không mang lại kết quả do sự chống đối đến từ đàn ông và trẻ em nam trong chính gia đình họ, những người về sau sẽ tiếp tục củng cố hệ thống giá trị gia trưởng", Christina Furtado, giám đốc điều hành Equal Community Foundation nhận xét.


Hình ảnh người dân đổ ra các con phố, thể hiện sự giận dữ và không chấp nhận hành vi bạo lực, lạm dụng đối với phụ nữ là một thông điệp mạnh mẽ khó có thể bị bỏ qua. Thế nhưng khi ai lại về nhà đó, phía sau bốn bức tường của gia đình, thông điệp từ đường phố trước hết cần thay đổi chính các gia đình.


Share:

Học Viện Chống Phản Động

Tổng số lượt xem trang

Bài mới đăng

Cho Đặt Banner Quảng cáo

Ủng Hộ Chúng Tôi

Bài đăng phổ biến