Cơ quan Ngôn luận của Mặt Trận Thanh Niên Chống Phản Động

Bài đăng nổi bật

Nguyễn Thiếu Văn và thương vụ ma quái tại VN

  Với vai trò tổng giám đốc Tập đoàn DBM Global (Sydney - Úc), Nguyễn Thiếu Văn đã lừa DIC Corp VN số tiền 25.000 USD Sau khi Báo NLĐ thông ...

Ba doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm 'nối gót' Tân Hoàng Minh bỏ cọc?

 Cục thuế TP HCM vừa cho biết vẫn chưa nhận được tiền từ ba doanh nghiệp trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm dù đã quá hạn 2 ngày. Cơ quan này cũng thông tin có thêm hai doanh nghiệp nữa bỏ cọc, song chưa có công văn chính thức.




Các lô đất Khu đô thị Thủ Thiêm đấu giá thành công nhưng có doanh nghiệp bỏ cọc. (Ảnh: Báo Thanh niên).

Thông tin từ Báo Tiền Phong, ông Lê Duy Minh, Cục trưởng Cục Thuế TP HCM cho biết tại buổi sơ kết tháng 1 diễn ra vào sáng nay (ngày 8/2), dù đã quá thời hạn nộp tiền, đến nay (ngày 8/2), Cục Thuế TP HCM vẫn chưa nhận được tiền đóng lệ phí trước bạ và 50% tiền sử dụng đất của ba doanh nghiệp trúng đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại phiên đấu giá ngày 10/12/2021.

Báo Thanh niên cũng đưa thông tin về việc ba doanh nghiệp chậm trễ nộp tiền đất. Trước đó, ngày 6/1, Cục Thuế đã ban hành 8 thông báo đóng tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ cho các doanh nghiệp trúng đấu giá, thời hạn bắt đầu được tính từ ngày 7/1 và hạn 30 ngày đến trước ngày 6/2.

Trong đó, CTCP Dream Republic (trúng đấu giá lô đất 3-5) phải đóng 3.820 tỷ đồng tiền sử dụng đất và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ; CTCP Sheen Mega (trúng đấu giá lô đất 3-8) phải đóng 4.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, được miễn nộp lệ phí trước bạ và Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh (trúng đấu giá lô đất 3-9) phải đóng đóng 5.026 tỷ đồng tiền sử dụng đất và 500 triệu đồng tiền lệ phí trước bạ. 

Bên cạnh ba doanh nghiệp nói trên, trúng đấu giá ở Thủ Thiêm tại phiên đấu giá ngày 10/12/2021 còn có Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh) trúng đấu giá lô đất 3-12. Theo thông báo thuế, doanh nghiệp này phải nộp 24.500 tỷ đồng tiền sử dụng đất.

Song, ngày 25/1, doanh nghiệp này đã có văn bản gửi UBND TP HCM, Cục Thuế TP HCM, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP HCM và Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM để đề nghị đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản đấu giá lô đất 3-12 và bỏ số tiền cọc hơn 588 tỷ đồng. 

Liên quan đến việc đấu giá tại lô đất mà Tân Hoàng Minh bỏ cọc, bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) khẳng định, không có sai sót về trình tự, thủ tục thực hiện cuộc đấu giá lô đất nói trên. 

Cũng theo Báo Thanh niên, phía Cục thuế cho biết hiện mới nghe thông tin có thêm hai doanh nghiệp bỏ cọc, không nộp tiền sử dụng đất nhưng chưa nhận được công văn chính thức. Cơ quan này cũng cho biết đang chờ thêm thời gian để nhận thêm thông tin từ phía Kho bạc Nhà nước.  

Theo quy định, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký thông báo của cơ quan thuế, người trúng đấu giá phải chuyển khoản 50% số tiền mua tài sản cho ngân sách nhà nước (đợt 1). 60 ngày tiếp theo, người trúng đấu giá thanh toán đủ số tiền còn lại (đợt 2). Nếu quá thời hạn thanh toán các đợt 1, đợt 2 thì doanh nghiệp trúng đấu giá phải nộp tiền chậm nộp theo quy định pháp luật về quản lý thuế.

Quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày ký thông báo thuế mà người trúng đấu giá không nộp đủ tiền mua tài sản đấu giá sẽ bị xem là vi phạm hợp đồng mua bán. Khi đó, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM sẽ thông báo về việc không nộp đủ tiền mua tài sản đấu giá để Trung tâm Phát triển quỹ đất báo cáo Sở Tài nguyên Môi trường trình UBND TP HCM hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá.

Người trúng đấu giá không nộp hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá theo thời gian trên sẽ không được nhận lại tiền đặt trước. Tiền đặt trước này sẽ nộp vào ngân sách nhà nước.

Share:

Bắt tạm giam 2 đối tượng giả danh cán bộ cấp cao của Tổng cục II để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 Bộ Quốc phòng cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bình Thuận... xuất hiện một số đối tượng giả danh cán bộ Tổng cục II để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, thủ đoạn phổ biến của chúng là làm giả, sử dụng các loại giấy tờ giả liên quan đến quân đội và TCII - BQP như: Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội, quyết định về thành lập các cơ quan, đơn vị; quyết định về tổ chức, biên chế, bổ nhiệm, tuyển dụng nhân sự…

Trong quan hệ, tiếp xúc, chúng thường tự xưng là sĩ quan tình báo có cấp bậc thượng tá, đại tá, thậm chí là cấp tướng; là cán bộ của “Tổ công tác đặc biệt" thuộc TCII - BQP, được thực hiện những nhiệm vụ quan trọng. Chúng thường khoe khoang có mối quan hệ thân thiết với nhiều lãnh đạo cấp cao ở Trung ương, các ban, bộ, ngành và địa phương; có khả năng “chạy" chức, “chạy" việc làm, “chạy" vào các học viện, nhà trường trong quân đội, “chạy" dự án... nhằm mục đích tạo uy tín cá nhân, đánh bóng tên tuổi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, nhiều người dân do thiếu thông tin, mất cảnh giác nên đã trở thành nạn nhân của chúng. 

Vào cuộc xác minh, cơ quan nghiệp vụ của Tổng cục II, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội (Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) và Công an địa phương đã tiến hành bắt giữ 2 đối tượng.

Khởi tố bắt tạm giam 2 đối tượng giả danh cán bộ cấp cao của Tổng cục II để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Giấy tờ làm giả của hai đối tượng.

Trường hợp thứ nhất là Lăng Văn Nghĩa (SN 07/03/1979, quê quán: Thanh Tường, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; trú tại: Phường Quyết Tiến, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu) bị Công an TP Lai Châu khởi tố, bắt tạm giam ngày 25/2/2021.

Theo kết quả điều tra ban đầu, Lăng Văn Nghĩa đã có hành vi sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức để thực hiện hành vi trái pháp luật và hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tại cơ quan điều tra, Nghĩa khai nhận hành vi sử dụng giấy chứng minh sĩ quan giả mang tên Nguyễn Văn Nghĩa (SN 1972, cấp bậc Thượng tá, đơn vị Tổng cục II); giả mạo quyết định của Bộ trưởng Bộ trưởng Quốc phòng về việc bổ nhiệm Nguyễn Văn Nghĩa làm Cụm trưởng Cụm điện báo số 2 thuộc Tổng cục II.

Không chỉ vậy, để tạo uy tín cá nhân trong quan hệ, Nghĩa còn khoe khoang, mạo nhận cán bộ cao cấp của Tổng cục II, có quan hệ rộng, có khả năng chạy xin việc làm. Với thủ đoạn đó, Lăng Văn Nghĩa đã lừa đảo chiếm đoạt của một số người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Tuyên Quang... với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Trước đó, ngày 7/2/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội cũng đã khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Trần Đăng Khoa, sinh ngày 19/12/1979, trú tại căn hộ 1006, Tháp Đông, tòa nhà 72 Trần Đăng Ninh, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tại cơ quan điều tra, đối tượng thừa nhận đã sử dụng 1 thẻ "Hội viên câu lạc bộ sĩ quan họ Trần tại Hà Nội" (mang tên Trần Khoa, sinh 1976, cấp bậc Đại tá, Cán bộ tham mưu - Tổng cục II - BQP) và thường tự xưng là Đại tá, cán bộ thuộc "Tổ công tác đặc biệt" của TCII - BQP có khả năng “chạy" dự án, xin việc làm... Bằng thủ đoạn đó, Trần Đăng Khoa đã lừa và chiếm đoạt của người dân với số tiền 460 triệu đồng. 

Lực lượng chức năng đã thu giữ của Trần Đăng Khoa 01 thẻ Hội viên câu lạc bộ sĩ quan họ Trần tại Hà Nội do đối tượng tự làm, có chụp ảnh chân dung đối tượng Khoa mặc quân phục, mang tên: Trần Khoa (SN 1976), cấp bậc Đại tá, chức vụ: Cán bộ tham mưu- Tổng cục II.

Theo Bộ Quốc phòng, hành vi của những đối tượng như Lăng Văn Nghĩa và Trần Đăng Khoa không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người bị hại mà còn gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của Quân đội nói chung, của Tổng cục II nói riêng.

Bởi vậy, để tránh bị lừa đảo, cán bộ, người dân cần nêu cao cảnh giác, khi phát hiện các đối tượng có dấu hiệu nghi vấn giả danh cán bộ quân đội, cán bộ Tổng cục II thì nhanh chóng phản ánh với các cơ quan chức năng để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Share:

MẠO DANH TRUNG TƯỚNG QUÂN ĐỘI, TỰ XƯNG…CỐ VẤN QUÂN UỶ TRUNG ƯƠNG KHÔNG QUA MẶT ĐƯỢC CÔNG AN

Công an Phường Bến Nghé, Quận 1 tiến hành bắt giữ ông Trần Tử Quang (sinh năm 1947), khi ông này mặc quân phục Trung tướng Quân đội, tự xưng cố vấn Quân uỷ Trung ương đến để bảo lãnh cho vợ là bà Nguyễn Phúc Lệ Hằng, hiện đang được CA phường bắt giữ do nghi vấn làm giấy tờ giả tại Phòng Công chứng Quận 1.

Tại đây, đối tượng Quang đã có hành vi chống đối người thi hành công vụ. Do có dấu hiệu mạo danh người trong Quân đội, nên CA phường Bến Nghé đã liên hệ với Ban Chỉ huy Quân sự Quận 1 để tiến hành điều tra.

Ngay trong chiều 12/3, Bộ Tư lệnh TP. HCM đã nhanh chóng cử lực lượng chức năng tiếp nhận đối tượng Trần Tử Quang. Qua xác minh bước đầu, đối tượng Quang đăng ký tạm trú tại phường 17, quận Bình Thạnh, có nhiều mối quan hệ phức tạp, không loại trừ khả năng sử dụng mang mặc Quân phục để lừa đảo, gây mất uy tín Quân đội.

Bộ Tư lệnh Thành phố tiếp tục điều tra, làm rõ./.

ẢNH: Đối tượng Trần Tử Quang cùng nhiều tang vật tinh vi tại cơ quan Công an.







Share:

Vụ nhận hối lộ tại Cục Lãnh sự: Cần xử lý thật nghiêm những người trục lợi trong đại dịch

 Ngày 27/1/2022, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa Công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao; ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam cùng về tội "Nhận hối lộ" theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự và Lệnh khám xét đối với:


Nguyễn Thị Hương Lan, sinh năm 1974, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Đỗ Hoàng Tùng, sinh năm 1980, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Lê Tuấn Anh, sinh năm 1982, tại Hưng Yên; nghề nghiệp: Chánh Văn phòng, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Lưu Tuấn Dũng, sinh năm 1987 tại Hà Nội; nghề nghiệp: Phó phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

4 đối tượng bị khởi tố vì tội nhận hối lộ


Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, các bị can này bị cáo buộc có hành vi "trục lợi cá nhân" khi xét duyệt cấp phép cho một số công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước. Hiện, sai phạm cụ thể chưa được Bộ Công an công bố.


Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao cung cấp, đầu tháng 12-2021, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đã tổ chức hơn 800 chuyến bay, đưa gần 200.000 công dân Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.


Tuy nhiên thời gian vừa rồi có nhiều ý kiến phàn nàn giá vé các chuyến bay nhân đạo đưa công dân về nước cao so với bình thường. Trả lời về việc này, các hãng bay khẳng định không đặt nặng vấn đề lợi nhuận, giá vé cao là do phát sinh nhiều chi phí khác.


Có thể thấy rằng, chủ trương đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu và hoàn cảnh khó khăn về nước trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát là chủ trương đúng đắn và nhân đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Ấy thế nhưng, một số con người có chức, có quyền lại bất chấp tất cả, trục lợi trong bối cảnh đại dịch và trục lợi trên một chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ. Đó là những hành vi không thể chấp nhận được và bị cả xã hội lên án.


Từ một chủ trương đúng đắn nhưng khi thực hiện đã bị một số người lợi dụng để trục lợi, điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Đảng, Chính phủ. Làm mất lòng tin của dân chúng. Ấy vậy, cần phải xử lý nghiêm để răn đe và phòng ngừa.


Trong bối cảnh đại dịch, cả nước gặp khó khăn, Đảng, Chính phủ đã nỗ lực hết sức để bảo đảm tính mạng, sức khỏe và cuộc sống cho nhân dân. Thế nhưng, một số con người được giao trọng trách lại bất chấp luật pháp, bất chấp luân thường, đạo lý, theo chủ nghĩa cá nhân mà làm bậy. Nếu không xử lý nghiêm sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Chính phủ và sự tôn nghiêm của luật pháp. Vì vậy, cần phải xử lý thật nghiêm. 


Dư luận cần một câu trả lời thích đáng từ phía cơ quan chức năng. Đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đang có ý địch lợi dụng dịch bệnh để trục lợi và những người bất chấp luật pháp để làm những điều sai trái, vi phạm pháp luật, trái với luân thường, đạo lý.


Việt Nguyễn

Share:

Bi kịch của nữ phóng viên sau cuộc vui ở quán bar

Rời quán bar vào lúc 1h30 sáng, nữ phóng viên đi bộ về nhà cách đó vài trăm mét. Nhưng cô đã không thể về tới nhà.

Sau khi kết thúc buổi làm việc hôm 20/9/2012, Jill Meagher (sinh năm 1982, một phóng viên thuộc chi nhánh Melbourne của kênh truyền hình ABC) cùng các đồng nghiệp tới một quán bar trên phố Sydney, thành phố Melbourne, Australia để vui chơi.

Khoảng 1h30 sáng 21/9/2012, cô rời khỏi quán bar và đi bộ về nhà. Lẽ ra đó là hành trình đơn giản, vì nhà của Jill cách quán bar chỉ khoảng 400 m. Nhưng vài giờ sau đó, Jill đã không về tới nhà và chồng cô vội báo cảnh sát khi anh không thể liên lạc với vợ qua điện thoại.

Việc đầu tiên cảnh sát thực hiện là xem xét giả thuyết Tom Meagher, chồng của Jill, liên quan tới sự biến mất của cô. Dữ liệu định vị điện thoại cho thấy Tom ở nhà trong suốt khoảng thời gian Jill mất tích. Vì vậy, nhóm điều tra loại anh khỏi danh sách nghi phạm.

Bi kich cua nu phong vien sau cuoc vui o quan bar anh 1
Nữ phóng viên Jill Meagher và chồng. Ảnh: The Age.


Ngày 24/9/2012, người dân phát hiện túi xách của Jill gần phố Hope Street, thành phố Melbourne. Vị trí chiếc túi rất gần nhà nữ phóng viên. Cảnh sát nghi ai đó đã đặt túi ở đó, vì họ từng rà soát rất kỹ khu vực gần nhà nạn nhân.

Đúng một ngày sau, chủ một cửa hàng quần áo trên phố Sydney cung cấp một thông tin quan trọng. Video từ camera giám sát của cửa hàng cho thấy Jill đã nói chuyện với một nam giới mặc áo khoác màu xanh dương có mũ trùm đầu ngay trước cửa hàng.

Trong quá trình trao đổi, thậm chí Jill đã khua tay cầm điện thoại về phía người đàn ông, dường như để từ chối yêu cầu nào đó. Sau đó hai người cùng đi về một hướng.

Manh mối từ camera trên phố​

Theo dõi dữ liệu định vị điện thoại, nhóm điều tra nhận thấy điện thoại của Jill đã di chuyển khá nhanh trên một đường cao tốc Tullamarine tới thị trấn Gisborne (cũng thuộc địa phận Melbourne) - dấu hiệu cho thấy có thể ai đó đã đưa cô lên ô tô.

Phân tích dữ liệu từ hàng chục camera khác ở khu vực lân cận, nhóm điều tra xác định nam giới mặc áo xanh trùm đầu là Adrian Bayley, 40 tuổi, vừa mới ra tù vì tội hiếp dâm. Điểm đáng sợ là Adrian từng phạm tội hiếp dâm nhiều lần.

Bi kich cua nu phong vien sau cuoc vui o quan bar anh 2
Adrian Bayley, gã đàn ông từng lĩnh án tù vì tội hiếp dâm phụ nữ. Ảnh: The Age.


Kiểm tra dữ liệu định vị từ điện thoại của Adrian, họ nhận thấy nó cũng di chuyển cùng điện thoại của Jill trên đường cao tốc Tullamarine tới Gisborne trong cùng khoảng thời gian, nhưng sau đó điện thoại của Adrian trở về theo chiều ngược lại, còn điện thoại của Jill không trở về. Dữ liệu từ các trạm thu phí trên đường cao tốc xác nhận Adrian đã trả phí đường bộ khi lái ôtô tới Gisborne rồi trở về theo chiều ngược lại.

Camera từ một trạm thu phí đã ghi hình ôtô của Adrian dừng ở trạm để nộp phí đường bộ. Dữ liệu định vị cho thấy điện thoại của Jill cũng dừng ở trạm cùng thời điểm đó.

Hung thủ sa lưới​

Adrian sống cùng gia đình tại thị trấn Coburg ở ngoại ô thành phố Melbourne. Ngày 27/9/2012, cảnh sát bắt anh ta. Khi cảnh sát thẩm vấn, Adrian thừa nhận đã bắt cóc, cưỡng hiếp rồi siết cổ Jill tới chết.

Gã đàn ông 40 tuổi sau đó dẫn họ tới nơi chôn Jill ở Gisborne.

Bi kich cua nu phong vien sau cuoc vui o quan bar anh 3
Nhóm điều tra tới vị trí mà Adrian Bayley giấu thi thể nữ phóng viên. Ảnh: The Age.
Share:

Học Viện Chống Phản Động

Tổng số lượt xem trang

Bài mới đăng

Cho Đặt Banner Quảng cáo

Ủng Hộ Chúng Tôi

Bài đăng phổ biến