Cơ quan Ngôn luận của Mặt Trận Thanh Niên Chống Phản Động

Bài đăng nổi bật

Nguyễn Thiếu Văn và thương vụ ma quái tại VN

  Với vai trò tổng giám đốc Tập đoàn DBM Global (Sydney - Úc), Nguyễn Thiếu Văn đã lừa DIC Corp VN số tiền 25.000 USD Sau khi Báo NLĐ thông ...

TỔ QUỐC KHÔNG DÀNH CHO NHỮNG KẺ VÔ TRÁCH NHIỆM

 Hoa Sen

    Trong khi tất cả các địa phương đặc biệt là các tỉnh phía Nam của Tổ quốc đang gồng mình chống dịch, mỗi ngày có hàng nghìn trường hợp nhiễm mới thì vẫn còn 1 số đối tượng (không loại trừ phản động được giật dây) trở đứa nhỏ lấy bình phong đi gây rối khiêu khích các cán bộ ở các chốt dịch.

    Khi bắt gặp tình huống trên, các lực lượng tại các chốt kiểm soát dịch làm đúng theo quy định nhưng những đối tượng này tỏ thái độ chống đối, chửi bới những người ở đây.

    Điển hình như video clip đang được lan truyền trên mạng chốt kiểm dịch phát hiện một người phụ nữ đang chở 1 em nhỏ ra ngoài đường mặc kệ những quy định của chính quyền về việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19.


    Thay vì trả lời các câu hỏi người phụ nữ này có vẻ đã được dạy bài bản bù lu bù loa khiêu khích chửi bới thậm tệ các cán bộ chốt dịch. Thậm chí khi cán bộ chốt nhắc nhở chị đang chống đối người thi hành công vụ và nếu chị không chấp hành chúng tôi sẽ cưỡng chế. Người phụ nữ này không những không thay đổi thái độ mà còn thách thức lực lượng làm nhiệm vụ.

    Theo ghi nhận thì đây là lần thứ hai đối tượng này đến phá rối chốt kiểm soát và lần nào cũng mang theo con nhỏ. Cái kết cho người phụ nữ này thì ta đã rõ. Người trưởng chốt đã nghiêm túc xử lý đối với người chống đối và lập tức người phụ nữa này bị khống chế đưa về phường. Xin thưa rằng đối với những trường hợp như trên thì nhẹ thì bị xử phạt hành chính mà nặng thì bị truy tố hình sự tuỳ thuộc vào thái độ thành khẩn của người vi phạm.

    Câu chuyện ở đây chúng ta muốn nói rằng người phụ nữ trên là ai? Có thể người phụ nữ đang được 1 số thế lực nào đó đằng sau trả tiền nhằm gây rối sau đó đăng lên mạng xã hội bôi nhọ xuyên tạc cho các lực lượng đang làm nhiệm vụ. Hoặc cũng có thể người phụ nữ trên đang mắc chứng bệnh kinh niên, bệnh “ngu”.

     Tuy nhiên dù bản chất thế nào cũng xin được nhắc nhở cho 1 số thành phần như người phụ nữ trên rằng khi an nguy của đất nước bị đe dọa thì không kể người đó là ai, giới tính như thế nào, già hay trẻ nếu đi ngược lại với lợi ích của đất nước, của dân tộc thì chắc chắn sẻ bị xử lý nghiêm khắc. Cứ phải xử lý mạnh tay như này thì mới duy trì được kỷ cương, không để các đối tượng nhờn phát luật.

    Hãy nhớ rằng Tổ quốc này không dành cho những kẻ vô trách nhiệm./.

Share:

CẢNH BÁO ĐẾN CÁC CHỊ EM PHỤ NỮ SỬ DỤNG MẠNG FACEBOOK VỀ ĐỐI TƯỢNG LỪA ĐẢO.



 MẶT TRẬN THANH NIÊN CHỐNG PHẢN ĐỘNG CẢNH BÁO ĐẾN CÁC CHỊ EM PHỤ NỮ SỬ DỤNG MẠNG FACEBOOK VỀ ĐỐI TƯỢNG LỪA ĐẢO.





Hiện này có đối tượng tên là Trần Trúc Phương sinh ngày 08 tháng 2 năm 1982, số CMND: 351384655 cấp ngày 08/5/2012 tại Công an tỉnh An Giang.

 Hộ khẩu: Long Thị D, Phường Long Thạnh, Thị Xã Tân Châu, tỉnh An Giang, nghề nghiệp tự do, nơi cư trú: lang thang.

Trong thời gian dài đối tượng này đã giả mạo là Việt kiều, Lãnh đạo của 1 Công ty kinh doanh lớn xuyên Quốc gia để lừa các chị em phụ nữ sử dụng facebook. Trong số nạn nhân của tên Phương có cả đàn ông.




Qua phản ánh từ một số chị em phụ nữ là nạn nhân của Trần Trúc Phương trên facebook chúng tôi được biết đương sự này đã lợi dụng tâm lý cả tin của các chị em phụ nữ , và những người công tác thiện nguyện có tấm lòng thương người. Trần Trúc Phương đã mạo nhận là Doanh nhân nước ngoài, cả gan hơn tên này còn nhận là nhân viên của  Cục tình báo Hoa Nam  đang  làm nhiệm vụ tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh xuyên Quốc gia làm quen kết bạn và vay tiền của nạn nhân. Ban đầu hắn trả sòng phẳng để tạo niềm tin, khi thấy con mồi đã cắn câu thì hắn vay mượn một số tiền lớn rồi sau đó trốn mất, cắt liên lạc, blok fb của nạn nhân. Cá biệt với một nạn nhân là nhà hoạt động từ thiện thì tên Trần Trúc Phương kể khổ, bệnh tật, làm ăn thất bại để đánh vào lòng thương người của họ mà vay mượn tiền. 

Trong số nạn nhân của Trần Trúc Phương có chị Huỳnh Tiểu Hương   là Giám đốc Trung tâm nuôi dạy trẻ em khuyết tật ở Tp. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Trần Trúc Phước tự vẽ ra là người nhiều năng lực, có các quan hệ rồi xin vào làm việc không lương tại Trung tâm và được chị Huỳnh Tiểu Hương tiếp nhận, bổ nhiệm làm Phó Giám Đốc Thường Trực.

Khi vào công việc, Phương lộ rõ là người không có năng lực điều hành, chống đối các chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm. Đương sự điều hành Trung tâm theo ý riêng, lơ là chủ quan trong phòng chống dịch Covid khiến 112 cháu mồ côi ở Trung tâm Nhân Đạo Quê Hương bị nhiễm Virus Covid 19, toàn bộ Nhân viên Trung tâm cũng dương tính với Covid.

Trần Trúc Phương cặp với rất nhiều phụ nữ, lừa tình, lừa tiền của các chị em nhẹ dạ. Biết được sự việc, chị Huỳnh Tiểu Hương đã bãi nhiệm chức danh Phó Giám đốc Thường trực của đương sự thì lúc này Trần Trúc Phương lộ rõ mặt thật, y đòi chị Hương phải trả tiền thù lao là 15 triệu trong khi trước đó y thỏa thuận với chị Hương là vô Trung tâm làm không lương. 

Sau khi tiếp nhận tin báo từ các nạn nhân trên fb và vào cuộc điều tra chúng tôi nhận định đây là đối tượng lưu manh, nguy hiểm..có khả năng nạn nhân của Trần Trúc Phương còn rất nhiều …việc làm của y chẳng những gây mất an ninh trật tự trên fb, đe dọa chính trị (xưng là nhân viên của Hoa Nam) mà còn ảnh hưởng xấu đến những Doanh nhân chân chính…


Nay đề nghị toàn thể các anh chị em và các bạn tham gia facebook cảnh giác, không tin và giao du với đối tượng lừa đảo này vì sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu lâu dài đến cuộc sống, gia đình, công việc của các bạn. Những ai là nạn nhân của đương sự Trần Trúc Phương hãy liên hệ Cơ quan Cảnh sát Điều Tra Tội Phạm Về Quản Lý Kinh Tế & Chức Vụ hoặc Cơ quan Cảnh sát Phòng Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao nơi bạn thường trú và cung cấp chứng cứ để được bảo vệ theo quy định Pháp luật

Ai biết thêm những vi phạm của đối tượng Trần Trúc Phương  yêu cầu báo ngay cho Cơ Quan Công an theo số điện thoại:

-Điện thoại phía Bắc: 069.21667; 069.2348560; DĐ: 0945.423.680

- Điện thoại phía Nam: 0693187200; 069.37393; DĐ: 0976.300243

Hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.

Ai bao che, chứa chấp cho đối tượng lừa đảo này sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp Luật.






Share:

Vì sao Trần Hữu Đức bị kết án?

 Vì sao Trần Hữu Đức bị kết án

Vì sao Trần Hữu Đức bị kết án 

Vừa qua, bị cáo Trần Hữu Đức, HKTT tại Xuân Lâm, Nam Đàn, Nghệ An vừa bị kết án 03 năm về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Theo đó, vào sáng ngày 16/8/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Hữu Đức, truy tố về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 109 Bộ luật Hình sự.

Mối quan hệ Trần Hữu Đức với các đối tượng

Theo cáo trạng, trong thời gian từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021, Trần Hữu Đức thông qua mạng xã hội Facebook liên hệ với các đối tượng Hồ Thị Xuân Hương, Ngô Công Trứ, thành viên của tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đóng tại Mỹ do Đào Minh Quân cầm đầu. Theo hướng dẫn của các đối tượng này, Trần Hữu Đức đã thu thập thông tin cá nhân của 36 công dân trú tại các xã: Nam Lĩnh, Xuân Lâm, Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An gửi cho Hồ Thị Xuân Hương để đăng ký tham gia “Trưng cầu dân ý” bầu Đào Minh Quân làm tổng thống “Đệ tam Việt Nam cộng hòa”.

Hành động của Trần Hữu Đức 

Tiếp đó Trần Hữu Đức đã viết đơn tình nguyện tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; xúc phạm lãnh tụ trên tờ tiền Việt Nam rồi chụp ảnh gửi cho Ngô Công Trứ để đăng ký tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” nhằm mục đích lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Ngoài ra Trần Hữu Đức còn đăng tải, chia sẻ, nhắn tin qua Facebook nhiều video, bài viết liên quan đến tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” có nội dung xuyên tạc, chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam.

 Trần Hữu Đức đã thực hiện hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ở giai đoạn chuẩn bị, do đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi của Trần Hữu Đức đã phạm vào tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại khoản 3, Điều 109 Bộ luật Hình sự.

Cái kết cho Trần Hữu Đức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

 Căn cứ quy định pháp luật, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Trần Hữu Đức 3 năm tù giam về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", phạt quản chế 2 năm kể từ khi hết thời hạn chấp hành phạt tù.

 Thiết nghĩ, đây chính là cái giá phải trả cho những hành vi chống phá chính quyền của Trần Hữu Đức. Thời gian trong trại cải tạo sẽ giúp cho Đức nhìn nhận lại những lỗi lầm trong quá khứ của mình để nhận biết cái đúng, cái sai và nhanh chóng cải tà qui chính, quay đầu về bờ để nhanh chóng được về đoàn tụ với người thân, gia đình, làm lại cuộc đời.

  PT@! 

Share:

HOÀNG NGUYÊN VŨ LÀ AI?

  Hoa Nam

Có lẽ, cái tên Hoàng Nguyên Vũ không còn xa lạ với chúng ta. “Sự nổi tiếng” của Hoàng Nguyên Vũ đi kèm với không ít tai tiếng khi hắn ta thường xuyên sử dụng 2 tài khoản MXH mang tên “Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ” và “Hoàng Nguyên Vũ” có dấu tích xanh để phân tích, đăng tải các thông tin, sự kiện chính trị – xã hội theo góc nhìn chủ quan của mình. Đặc biệt, thời gian qua, anh ta liên tục đăng tải tin giả. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu Hoàng Nguyên Vũ có còn là nhà báo hay không?

Hoàng Nguyên Vũ tên thật là Nguyễn Văn Tài, từng là phóng viên một số tờ báo ... Mặc dù, hiện nay chỉ đang làm mảng truyền thông đối ngoại cho một tập đoàn nhưng với tần suất phát ngôn, đăng tải bài viết dày đặc trên trang cá nhân thì có một bộ phận người dân vẫn nhầm tưởng anh ta là nhà báo. Và tất nhiên, những thông tin mà anh ta chia sẻ trên trang cá nhân “Hoàng Nguyên Vũ” và fanpage “Nhà Báo Hoàng Nguyên Vũ” sẽ khiến bạn đọc gián tiếp hiểu rằng, đó là những thông tin đủ tính chính xác, theo tiêu chuẩn báo chí.


Thế nhưng, nhìn lại thời gian gần đây, anh ta đã làm những gì ? Cách đây hơn một tuần, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, nguy hiểm, nhiều người dân đang chờ đợi được tiêm vaccine thì bỗng dưng Hoàng Nguyên Vũ tung ra thông tin giả “Bộ Y tế đề nghị không mua thêm vaccine mà thực hiện xã hội hóa”, vấn đề này đã có nhiều bài phân tích, phản bác. Gần nhất, anh ta lại tiếp tục chia sẻ tin giả “Bác sỹ Khoa rút ống thở của mẹ để cứu sống thai phụ”.

Tin giả vốn dĩ đã giật gân nhưng khi nó xuất hiện từ tài khoản MXH của một người được xem là “nhà báo” thì tin giả đó sẽ còn được tăng thêm chất xúc tác để lan nhanh và rộng hơn nữa. Hậu quả, có không ít người dân tin rằng thông tin, sự việc đó là thật, dẫn đến tâm lý hoang mang, tiêu cực.

Khi xưa, Hoàng Nguyên Vũ từng làm phóng viên cho báo Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,…cũng từng được coi là một cây bút không đến nổi nào. Nhưng vì sai phạm tác nghiệp, vi phạm đạo đức nghề báo nghiêm trọng nên kể từ đó, hai tờ báo chính thống nói trên cũng như các tòa soạn khác không thể tiếp nhận anh ta.

Hiện nay, không rõ anh ta còn làm nhà báo hay không? Nhưng nếu vẫn là nhà báo thì anh ta phải có trách nhiệm trước mỗi thông tin mình đưa ra trên mạng xã hội, sao cho đúng vai trò của mình. Còn nếu không còn là nhà báo thì anh ta hãy cứ nói thẳng để người dân khi tiếp nhận thông tin từ anh, sẽ còn để dành một chút nghi vấn để xét lại thông tin mà anh ta đưa ra.

Bản chất vấn đề, dù Hoàng Nguyên Vũ có còn là nhà báo nữa hay không thì thiết nghĩ Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cần sớm có biện pháp xử lý đối với hành vi tung tin giả và phát tán tin giả trong thời gian gần đây. Bởi những thông tin mà anh ta đưa không chỉ làm sai lệch thông tin, làm sai lệch chính sách, chủ trương phòng chống dịch của đất nước mà trên hết, chúng còn đánh lừa lòng tin, cảm xúc của những người đang theo dõi, tin tưởng anh ta. Hành vi của Hoàng Nguyên Vũ chẳng khác nào lừa đảo bạn đọc, lừa đảo nhân dân.

Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định rất cụ thể về hình thức xử lý đối với các hành vi tung tin giả, sai sự thật. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả gây ra có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng hãy xử lý triệt để theo đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”, những ai đang sử dụng mạng xã hội kích động, gieo rắc hoang mang mang, hoài nghỉ làm lòng dân bất an trong đại dịch cũng chính là giặc, cần phải xử lý nghiêm khắc và kịp thời.

Đối với người dân khi tham gia vào không gian mạng, mỗi người dân đồng thời đóng cả 3 vai trò: Sản xuất thông tin, tiêu thụ thông tin và phát tán thông tin. Do đó, không gian mạng có lành mạnh hay không, nạn tin giả có thể ngăn chặn, đẩy lùi hay không phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, ý thức trách nhiệm và hành vi của mỗi người chúng ta.

Vì vậy, người dân tuyệt đối không đăng tải, bình luận những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, sai sự thật dưới bất cứ hình thức nào, dù với bất kỳ động cơ, mục đích gì. Chủ động nghiên cứu, trang bị kiến thức và pháp luật như Luật An ninh mạng, Bộ luật Hình sự, Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng...Khi tiếp nhận thông tin, nhất là trên MXH, cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, thận trọng để không trở thành nạn nhân của tin giả. Luôn tin tưởng vào thông tin chính thống, xác thực do cơ quan chức năng, báo chí, truyền hình cung cấp. Hết sức thận trọng khi quyết định chia sẻ thông tin trên không gian mạng, để không tiếp tay cho tin giả. Tuyệt đối không chia sẻ, lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng. Đồng thời, tích cực tham gia phát hiện, tố giác với cơ quan chức năng hoặc thông qua các nhóm cộng đồng trên không gian mạng để cảnh báo về tin giả.

        Hãy tỉnh táo, vững tin, đoàn kết, trách nhiệm, tuân thủ, chúng ta sẽ cùng nhau chiến thắng đại dịch, chiến thắng tin giả.

 

Share:

THÍCH ĐÀM THOA BẤT CHẤP DỊCH HÀNH NGHỀ “DÂN OAN”

 Trong những ngày Hà Nội đang siết chặt những quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ và Chỉ thị 17 của UBND Thành phố Hà Nội để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 thì theo phản ánh của anh em Hà Nội có một người phụ nữ tự xưng “sư oan” Thích Đàm Thoa cố tình không chấp hành, ngang nhiên đi lại, bị cơ quan chức năng nhắc nhở lập biên bản còn cố tình vu vạ lực lượng chức năng.

        Mới đây, “sư oan” Thích Đàm Thoa tiếp tục ra đường bất chấp những quy định về phòng chống dịch, lang thang từ chùa Non Đào (thôn Tiến Sơn Đông, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) lên Hà Nội với lý do “nhận tiền hỗ trợ được cho là của phật tử Phạm Quý”. “Sư oan” này đi đến địa chỉ 309 đường Nguyễn Văn Cừ (phường Ngọc Lân, quận Long Biên) thì bị lực lượng chức năng dừng lại, kiểm tra các giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, khi về phường Ngọc Lân, vị “sư oan” này không xuất trình được giấy đi đường cũng như không có lý do chính đáng khi ra đường nên đã bị xử phạt hành chính về hành vi trên. Thế nhưng “sư oan” Thích Đàm Thoa chẳng những không nhận thức được hành vi sai phạm của bản thân mà còn đăng tải những thông tin xuyên tạc, sai sự thật về vụ việc trên trang cá nhân facebook “Đàm Thoa Thích”, thậm chí còn “cầu cứu” của cộng đồng mạng.


        Thấy rằng trong khi Hà Nội đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh thì việc xử phạt đối với những trường hợp ra đường khi không có lý do chính đáng là hành động hoàn toàn đúng và cần thiết. Việc xử phạt này được đông đảo nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước ủng hộ. Nếu không làm nghiêm thì dịch bệnh bùng phát, thiệt hại cả về con người và vật chất - bài học ở các nước trên thế giới vẫn còn đó.

        Theo như nhân dân Hà Nội phản ánh, sự việc “sư oan” Thích Đàm Thoa vu cáo, xuyên tạc lực lượng chức năng là chuyện thường xuyên gặp. Trước đó vị “sư oan” mang theo máy điện thoại để ghi hình mọi lúc, mọi nơi bất chấp sự nhắc nhở của các lực lượng chức năng để hành nghề hỗ trợ “dân oan” tại Hà Nội và “làm đơn khiếu kiện cho mình và hộ những người dân oan đi khiếu kiện”.

        Trong những năm gần đây, Thích Đàm Thoa đã tìm đến “khiếu kiện” như một “nghề nghiệp mới” của mình. Lợi dụng danh nghĩa người tu hành, Thích Đàm Thoa lân la tìm hiểu, làm quen "giới dân chủ Hà Nội", với mác "sư oan", ả có mặt trong mọi hoạt động chống đối cùng với số "dân chủ cuội" để khuyếch trương thanh thế. Không chỉ vậy, Thích Đàm Thoa còn ra sức lu loa sẽ đấu tranh cho "dân chủ, nhân quyền" của Việt Nam, cùng với đó là dùng xảo ngôn để chửi bới chính quyền, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Vận dụng mọi cơ hội, ả tự xưng là "người đại diện cho Phật giáo Việt Nam" để tiếp xúc với Đại sứ Hoa Kỳ phụ trách vấn đề tự do nhân quyền trong tôn giáo và nói xấu chính đất nước mình sinh ra và lớn lên, chính tôn giáo mà mình đang tu hành. Đánh đổi vào đó, thời gian đầu, Thích Đàm Thoa được một vài hội nhóm chống đối trong nước và bọn phản động bên ngoài chu cấp cho tiền sinh hoạt. Tuy vậy, với bản chất tham lam, vô độ, ả sư hổ mang này đã nhanh chóng "tự tay vả mặt" khi đi tranh giành quyền lợi với số khiếu kiện trục lợi khác như Đoàn Thanh Giang, Trương Thị Quý..., dù tìm mọi cách để hạ uy tín số này với mong muốn nhận được nhiều tiền “tài trợ” hơn nhưng Thích Đàm Thoa đã bị chính những kẻ từng tung hê mình tẩy chay, phỉ nhổ do đạo đức suy đồi.

        Thật đáng buồn khi Thích Đàm Thoa bất chấp sự an toàn của cộng đồng để lại lê lết bám víu vào số dân oan, ngày ngày lấy cớ hỗ trợ để lợi dụng số này với hy vọng sẽ được chú ý trở lại, để lại được nhận những đồng tiền tài trợ dơ dáy từ những kẻ chống phá bên ngoài. Tuy vậy, đối với những trường hợp trơ tráo như Thích Đàm Thoa, thật khó lòng để cho bè lũ chuyên đi lợi dụng mong chờ ả có thể làm lên "việc lớn" mà chi tiền.

        Thiết nghĩ đối với những thành phần bất chấp quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn cho lực lượng chống dịch cần xử lý thật mạnh và nghiêm để răn đe. Không thể nhân nhượng cho những thành phần như vậy.

        Nguồn fanpge Việt Nam trong tim tôi 

Share:

NGUYỄN THẾ THƠM - KẺ TÂM THẦN CHÍNH TRỊ

 

Trên mạng xuất hiện Đơn xin tranh cử của một người tên là Nguyễn Thế Thơm vào cùng lúc 4 vị trí tứ trụ đất nước. Đọc xong cái đơn ngây ngây, ngô ngô, bốc mùi zân chủ thấy băn khoăn: Cái ông Nguyễn Thế Thơm này có thật không? Đầu óc, thần kinh vấn đề gia đình đã biết và đưa đi chạy chữa chưa?

Trong bài viết đăng trên các blog của hội zân chủ có kèm ảnh chứng minh thư nhân dân của nhân vật Nguyễn Thế Thơm, sinh năm 1970... Như vậy, xác nhận có ông Thơm, còn không biết ông Thơm trên CMND và ông Thơm viết đơn kia có là một không thì chưa rõ. Bởi vì, có thể ông Thơm thật bị mất CMND và có người mạo danh ông.

Còn chuyện thần kinh đầu ốc của người viết đơn thì có vấn đề thực sự.

Thứ nhất, ông Thơm chả có trình độ văn hóa, đến viết đơn sai mấy lần chính tả, điều kiện nhận thức có hạn thể hiện rõ mồn một trong cách hành văn...

Thứ hai, ông Thơm kêu ca, rủa chế độ... nhưng lại nằng nặc đòi ứng cử làm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, vị trí cao nhất của chế độ mà ông ta đang chê bai. Như vậy có thể liên tưởng đến câu chuyện con cáo và chùm nho.

Thứ ba, lá đơn vừa ngu vừa thể hiện sự ngông nghênh, khiêu khích trẻ con của một người ít học, tầm thường, thô kệch.

Thứ tư, lá đơn nhằm mục đích bôi nhọ Đảng, nhà nước nhiều hơn là xin ứng cử. Người bình thường chả ai lấy tên tuổi, danh dự của mình ra làm trò như thế.


Chính vì những điều trên, có thể sơ bộ kết luận ông Nguyễn Thế Thơm này là kẻ tâm thần chính trị hoặc người trí óc không bình thường bị các nhà zân chủ lợi dụng. 

Share:

HAI ANH EM HỌ GIA TỘC NGUYỄN LÂN – MỘT ĐEN, MỘT TRẮNG

  Câu chuyện về hai anh em họ: Nguyễn Lân Hiếu và Nguyễn Lân Thắng đã để lại nhiều nỗi trăn trở cho không ít người về trách nhiệm với xã hội mà trước hết là trách nhiệm của một công dân.

    1. Kẻ tự mình nhuộm đen nhem nhuốc: Đó là Nguyễn Lân Thắng, kẻ chưa đến mức là “nghiệt súc” nhưng đã được coi là đứa con nghịch tử của dòng họ Nguyễn Lân.

    Sinh ra trong một gia đình trí thức hàng đầu ở Việt Nam, có ông nội là Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, có người cha là Phó sư, tiến sĩ ngành Hệ thống điện, Đại học bách khoa Hà Nội, các bác, các chú trong họ đều là những bậc trí thức gạo cội của nước nhà như giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Việt, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Cường.v.v…;

    Năm 2011, “định mệnh” đến với Nguyễn Lân Thắng từ khi anh ta giao du với Bùi Thanh Hiếu (nick name “Người Buôn Gió”), là đồng hương Hưng Yên. Bùi Thanh Hiếu chỉ hơn Thắng 3 tuổi nhưng lại là tay “lưu manh” thượng thặng với cả một tập hồ sơ đầy rẫu những tiền án, tiền sự.

    Thế nên cuộc “hội ngộ” giữa Nguyễn Lân Thắng, con nhà trí thức danh giá với Bùi Thanh Hiếu, con nhà tội phạm lưu manh có nòi được đám người hô hào dân chủ coi đó là một sự kiện “hòa giải, hòa hợp”. Kể từ đây, Nguyễn Lân Thắng, với cái mác xuất thân từ dòng họ trí thức “cây đa, cây đề” nhất nhì đất Việt đã được các thế lực phản động, thù địch lợi dụng hết mức cho các mục tiêu chống phá Nhà nước, gây rối trật tự xã hội, không chỉ ở ngoài đời mà còn trên cả không gian mạng.

    Thay vì tiếp bước truyền thống gia đình, dùi mài kinh sử, đi theo con đường học tập, nghiên cứu khoa học, Nguyễn Lân Thắng đã chọn cho mình một con đường phản nghịch, con đường trở thành một kẻ hoạt động chống đối nhà nước, phá hoại an ninh trật tự xã hội dưới danh nghĩa đấu tranh vì dân chủ. Từ khi bị Bùi Thanh Hiếu rủ rê tham gia các cuộc biểu tình trái phép, Thắng từ bỏ nghề kỹ sư kiến trúc của mình để theo đuổi cái danh hão là “nhà hoạt động dân chủ”. Thú vui và kỹ năng chụp ảnh từ các vụ đi phượt đã trở thành “tiền đề” để Thắng nuôi ảo mộng ảo trở thành một “nhà báo tự do” nổi tiếng.

    Cũng từ đó, Nguyễn Lân Thắng luôn kè kè bên mình chiếc máy ảnh để sẵn sàng chụp lại những hình ảnh mà y cho rằng “giật gân” để tạo ảnh hưởng. Nhờ sống bám vào những sự kiện nóng hổi, những bức ảnh của Thắng được tới tấp lên ngôi trong làng báo chí phản động. Cũng từ đó, nhiều báo chống cộng đã đề cao tên tuổi của Nguyễn Lân Thắng lên “chín tầng mây”. Và cũng từ đó, cái lý lịch của Nguyễn Lân Thắng mà nghìn người ao ước giờ đã không còn ý nghĩa gì nữa. Thật đáng tiếc cho một con người đã lầm đường, lạc lối, nhẫn tâm gặm nát bảng vàng gia phong của một dòng họ đầy công lao, thành tích đóng góp xây dựng nước nhà.

    Nhiều người cho rằng Nguyễn Lân Thắng bị hoang tưởng toàn phần, bị mắc bệnh vĩ cuồng, thậm chí là tâm thần phân liệt. 

    Từ khi bước chân vào con đường “đấu tranh dân chủ”, Nguyễn Lân Thắng đã lột xác để  trở thành một người khác. Những điều tốt đẹp được thụ hưởng từ gia đình hiếu học dần rơi rớt hết, để trơ lại một Nguyễn Lân Thắng kiêu căng, ngạo mạn với những phát ngôn tự phụ, ngôn cuồng. Việc Nguyễn Lân Thắng cùng những kẻ tự xưng là đấu tranh dân chủ luôn tự sướng với nhau trên facebook để chửi rủa dân chúng Việt Nam chỉ vì họ chưa chịu tỉnh ngộ như chúng đứng lên lật đổ chế độ hiện nay là chuyện không mới lạ. Ngay đến việc người dân say mê cổ vũ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam cũng là cớ để Thắng mắng họ là “đến bao giờ dân Việt hết cuồng”.


    Từ những hành vi bất mãn có tính cá nhân, Nguyễn Lân Thắng đã bị các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng để biến thành một quân cờ chống phá Nhà nước về chính trị.

    Sau những lục đục nội bộ trong đám “dân chủ gia” với Nguyễn Phương Anh và Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng tuyên bố sẽ không đi biểu tình chống Trung Quốc nữa mà chỉ đi biểu tình chống đối và lật đổ chế độ. Như vậy, từ cái gọi là “người bất đồng chính kiến”, Thắng lột xác trở thành một kẻ chống đối cực đoan với đầy đủ các giai đoạn: Từ bất mãn của cá nhân dẫ đến suy thoái phẩm chất đạo đức; từ suy thoái phẩm chất đạo đức dẫn đến tự diễn biến và từ tự diễn biến đến tự chuyển hóa. Với vụ vượt biên trái phép và tập huấn với tổ chức VOICE, một cánh tay nối dài của Việt Tân và lại được mời tham gia điều trần về tự do báo chí, Nguyễn Lân Thắng chính thức đặt một chân vào một tổ chức khủng bố Việt Tân, đã bị Nhà nước Việt Nam đặt ngoài vòng pháp luật. Bản thân Nguyễn Lân Thắng đã bị Cơ quan An ninh điều tra Việt Nam áp dụng biện pháp ngăn chặn hạn chế là dừng xuất cảnh vì lý do an ninh.


    Chuyện của Nguyễn Lân Thắng còn dài dài nhưng dù sao, đó chỉ là con sâu bỏ rầu nồi canh. Dòng họ Nguyễn Lân vẫn còn nhiều người đã, đang và sẽ cống hiến hết mình cho Tổ quốc, cho dân tộc Việt Nam.

    2- Người tự hào khoác lên mình sắc trắng tinh khôi: Ở Việt Nam, trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 căng thẳng nhất hiện nay, người ta thấy xuất hiện một người con chí hiếu, chí tình, chí nghĩa của dòng họ Nguyễn Lân. Đó là Phó giáo sư, tiến sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện thực hành Đại học Y khoa Hà Nội. Ông cũng là Đại biểu của Quốc hội Việt Nam khóa XIV, được bầu khi mới 44 tuổi.


    Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu xuất thân từ gia tộc Nguyễn Lân, một gia tộc có nề nếp gia phong, có trí thức sâu rộng, có tinh thân yêu nước và quan trọng nhất là niềm say mê nghiên cứu khoa học không bao giờ vơi cạn.  Nguyễn Lân Hiếu đã từ bé tu chí học hành, rèn luyện để phấn đấu vươn lên, để rồi trở thành một trí thức chân chính, nguyện đem hết tài năng và trí tuệ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho đồng bào.

    Khi dịch Covid-19 bắt đầu đe dọa và xâm nhập vào Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đã cùng với các đồng nghiệp tham mưu cho Đảng và Nhà nước có các biện pháp phòng ngừa từ xa, từ sớm, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bản thân ông cũng trực tiếp vạch kế hoạch đưa các bài học kinh nghiệm từ việc phòng chống dịch đợt 1 vào kho tư liệu của Bệnh viện thực hành Đại học Y khoa Hà Nội để phục vụ cho việc đào tạo các y bác sĩ trong tương lai. Trong đợt phòng chống dịch thứ hai từ ngày 6/3/2020, ông đã động viên các sinh viên đang thực tập tại bệnh viện tích cực thâm nhập thực tế, tham gia các cơ sở phòng chống dịch Covid-19 ở Hà Nội để có thêm các kiến thức thực tế, tạo nền móng vững chắc cho nghề nghiệp sau này.

    Khi đơt thứ ba của dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam bùng phát tại Đà Nẵng và có những diễn biến ngày càng phức tạp, Bộ Y tế đã điều động khẩn cấp đội ngũ y bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao vào hỗ trợ ứng cứu cho Thành phố Đà Nẵng đang bị dịch bệnh tấn công dữ dội, ông là một trong những người đầu tiên xung phong “ra mặt trận”.

    Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói đại ý: Chúng ta phải giữ vững tinh thần “chống dịch như chống giặc. Mỗi gia đình là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống đại dịch Covid-19”. Và những y bác sĩ của Việt Nam, trong đó có tập thể y bác sĩ Bệnh viện Đại học y Hà Nội dưới sự “chỉ huy” của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đang ở trên tuyến đầu của mặt trận ấy, đã thể hiện mình bằng cách noi theo tinh thần và ý chí của những chiến sĩ Vệ quốc đoàn Nam tiến kháng chiến chống Pháp, như các chiến sĩ giải phóng quân với vành mũ tai béo tung hoành ngang dọc nơi chiến trường kháng chiến chống Mỹ năm nào.

    Hy vọng rằng qua những sự kiện này, từ những con người này, trong hoàn cảnh này và từ tấm gương của người anh Nguyễn Lân Hiếu, kẻ nghịch tử Nguyễn Lân Thắng sẽ hồi tâm chuyển ý, dù là muộn màng nhưng thà muộn còn hơn không. Để những người mang dòng máu Nguyễn Lân luôn giữ được sự trong sáng và lòng tận tâm vì nước, vì dân của một dòng tộc đại trí thức luôn đồng hành với dân tộc.

    <Sưu tầm>

Share:

NGUYỄN LÂN THẮNG LẠI LOẠN NGÔN

 Hoa Nam

Những ngày qua, khi dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, các cơ quan chức năng đang tập trung mọi nguồn lực, áp dụng mọi biện pháp, trong đó có phong tỏa, cách ly xã hội để nhanh chóng khống chế dịch bệnh thì ngày 5/8/2021, trên fanpage Nguyễn Lân Thắng có đăng tải bài viết với tiêu đề “Cái giá của phong tỏa – ai phải trả”. Nội dung của bài viết xoáy quanh việc chi trích chủ trương phong tỏa, cách ly xã hội của chính quyền thành phố làm cho người dân lâm vào cảnh khó khăn, đặc biệt là người nghèo. Trong đó, bài viết cũng có ý phê phán, cạnh khóe chính quyền, y cho rằng, chủ trương phong tỏa xã hội do người giàu (tức người có quyền) ban hành ra chi để phục vụ lợi ích, hạn chế thiệt hại cho người giàu, còn người nghèo sẽ phải chịu khổ.

Bài viết này của Nguyễn Lân Thắng đang đánh tráo mục đích, ý nghĩa của công tác phong tỏa xã hội trong phòng, chống dịch bệnh. Những người thiếu hiểu biết hay có trình độ nhận thức thấp rất dễ bị hiểu nhầm dẫn đến tâm lý chống đối lại các quy định về phòng, chống dịch bệnh của thành phố.


Chúng ta cần phải hiểu rõ nội dung, mục đích của các biện pháp cánh ly, phong tỏa trong phòng chống dịch như sau:

Phong tỏa xã hội là tất cả mọi người trong khu vực phong tỏa hạn chế đi lại, trừ trường hợp cần thiết (như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác), ngừng mọi hoạt động giao thông công cộng, chuyến bay nội địa.

Giãn cách xã hội: Là giữ khoảng cách an toàn với người khác trong mọi hoạt động xã hội (tối thiểu 2 m), tránh tụ tập, đi đến những nơi đông người. Đối tượng là tất cả mọi người trong khu vực chịu sự điều chỉnh của quy định. Giãn cách xã hội được phân làm nhiều cấp độ, từ khoảng cách tối thiểu giữa người với người là 2m, đến hạn chế tập trung nơi đông người, đóng cửa các cơ quan, hay hạn chế đi lại.

Cách ly xã hội: là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, bằng việc giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm đối phó với tình huống nguy hiểm như bùng phát dịch bệnh.

Mục đích cuối cùng của các biện pháp này là để giảm đến mức tối đa sự tiếp xúc, sự gặp gỡ giữa người với người nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội hay phong tỏa để kiếm soát dịch bệnh. Do đó tính đúng đắn của các biện pháp này là không phải bàn cãi.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải hiểu cho đúng, không có chiến thắng nào là chúng ta không phải đánh đổi xương máu, do đó để người dân có cuộc sống bình thường thì chúng ta phải chấp nhận đánh đổi sự tư do đi lại, lợi ích kinh tế của từng cá nhân và toàn xã hội. Thiệt hại về kinh tế không chỉ người nghèo phải chịu mà cả người giàu, cả xã hội với nhiều mức độ khác nhau. Chúng ta phải bỏ qua lợi ích riêng, lợi ích của thiểu số để đạt được mục tiêu lớn là đánh bay dịch bệnh cho toàn xã hội.

Thay vì chỉ trích, cạnh khóe chính quyền thì các nhà “dân chủ” hãy tuyên truyền để người dân chấp hành nghiêm Chỉ thị 16 hay đi giúp đỡ những người đang có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch. Bản chất của lũ kền kền không bao giờ thay đổi và càng được bộc lộ rõ trong mùa dịch, chỉ chờ các cơ quan chức năng sơ hở trong công tác phòng, chống dịch là chúng lại la làng lên chỉ trích. Một lũ ngồi trong phòng điều hòa mát lạnh thì là sao hiểu được cảm giác của những người đang đương đầu với Covid dưới cái nóng cháy ra cháy thịt cả ngày mà đi phán xét người khác. Bọn lây danh bảo vệ dân chủ, bảo vệ người dân đi chống đối chính quyền thì trước sau gi cũng bị cả xã hội lên án, nguyền rủa và bị xử lý thích đáng của pháp luật.

TRUNG NGHĨA

Share:

Lê Công Định lại tiếp tục giở trò xuyên tạc

 


Ở Việt Nam, tình quân dân luôn gắn bó như cá với nước, đoàn kết đồng lòng đánh giặc giữ nước, chống chọi với thiên tai, dịch bệnh. Cũng vì thế, những ngày qua, hàng ngàn cán bộ chiến sĩ từ mọi miền Tổ quốc đã lên đường tăng cường cho Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ người dân trong công tác phòng chống dịch. Điều này đã thể hiện tinh thần, cả nước vì miền Nam ruột thịt, Đảng và Nhà nước luôn ưu tiên, dành mọi nguồn lực tốt nhất cho những địa phương đang là tâm dịch, quyết không để lại bất kỳ người dân nào phía sau.

Thế nhưng, có những kẻ có học thức, có văn hóa, có hiểu biết lại thường hay giở trò xuyên tạc, phủ nhận những nỗ lực của các cơ quan chức năng, gây chia rẽ, mất đoàn kết toàn dân. Một trong số đó là tay luật sư hết đát Lê Công Định. 

Cụ thể, trên trang FB cá nhân của mình, Lê Công Định đăng tải bài viết với nội dung: “Hôm nay trẩy hội nhộn nhịp như 29 tết. Thật ra, dân ta không sự cúm Tàu, chỉ ngại bộ đội cụ Hồ thôi”.

Trước thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thời gian giãn cách xã hội, nhiều người dân tại thành phố đã tập trung tại các siêu thị, trung tâm, mua sắm để tích trữ lương thực, thực phẩm. Là một người có học thức, là một công dân có trách nhiệm lẽ ra Định phải nhắc nhở mọi người chú ý vấn đề giãn cách, không quá hoang mang giao động vì Chính phủ đã có chủ trương huy động gần 3000 cán bộ, chiến sĩ lên đường vào thành phố để triển khai các hoạt động cung ứng lương thực cho dân, đảm bảo người dân không ra đường, ở nhà nghiêm chỉnh thực hiện giãn cách xã hội nhưng vẫn đủ lương thực, thực phẩm.

Là một người đang sinh sống, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, thiết nghĩ bản thân Lê Công Định phải hiểu hơn ai hết những khó khăn, ảnh hưởng từ dịch bệnh đến cuộc sống của người dân; đồng thời cũng phải trân quý hơn những sự giúp đỡ, hỗ trợ của toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân ta trong suốt thời gian qua. Thử hỏi nếu không vì sức khỏe, tính mạng của đồng bào, đồng chí, không vì tinh thần đoàn kết, sẻ chia liệu rằng những người chiến sĩ ấy có rời xa gia đình, sẵn sàng lao vào vùng tâm dịch với bao khó khăn, thậm chí là nguy cơ lây nhiễm rất cao hay không. 

Thử hỏi, những kẻ như Lê Công Định và bè lũ phường rận chủ của hắn đã làm được gì, đã giúp được gì cho đất nước, cho Nhân dân trong những tháng ngày bệnh dịch bùng phát, hay là mỗi khi dịch có diễn biến căng thẳng, đám này lại chui gầm bàn cào phím.

Xin thưa, dân ta không sợ bộ đội, không sợ công an, càng không sợ bệnh dịch, dân ta chỉ sợ mỗi phường dân chủ "võ mồm" không từ bất kỳ một thủ đoạn nào, mưu hèn, kế bẩn, xuyên tạc gây chia rẽ tình quân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân thôi. 

tiengnoitre.org

Share:

Võ Nguyên Giáp – Biểu tượng của chiến thắng, vinh quang, của tinh thần yêu nước

  Lịch sử quân sự thế giới đã lưu danh ông như một trong những danh tướng. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam, ông là biểu tượng của chiến thắng, vinh quang, của tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và lòng khoan dung, nhân hậu.





Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị Anh hùng dân tộc đã đi vào lịch sử Việt Nam và thế giới, như một trong những vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại. Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông (25/8/1911- 25/8/2021), nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế lại nhắc đến ông với tất cả sự trân trọng và ngưỡng mộ.



Khu rừng Trần Hưng Đạo ở tỉnh Cao Bằng ngày 22/12/1944 chứng kiến sự ra đời của Đội tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay mà Võ Nguyên Giáp làm Tổng chỉ huy. Đội quân ấy đã cùng với nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nên thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.


Với tiêu chí phong tướng mà Bác Hồ đã trả lời báo chí nước ngoài, “đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, đánh thắng đại tướng phong đại tướng”, ngày 28/5/1948, Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng, vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm ấy ông 37 tuổi.



36 năm trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, tài thao lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được thể hiện trong nhiều trận đánh mang tính chất quyết định ở những thời khắc lịch sử.


Theo Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam,trước những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều nhưng Đại tướng lại luôn giành được những thắng lợi mang tính quyết định là bởi Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất cẩn trọng trong việc so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch, không bao giờ đánh giá thấp đối phương nhưng cũng không sợ sức mạnh của đối phương.


Về cơ bản, Đại tướng đã nhìn thấy được ba điểm yếu cốt tử của địch mà chúng không thể nào khắc phục được. Thứ nhất, cuộc chiến tranh của Pháp, Mỹ ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa. Cuộc kháng chiến của chúng ta là chính nghĩa. Thứ hai, Đại tướng đã nhìn thấy kẻ thù không có được những điều kiện tối quan trọng đó là “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, cuộc chiến tranh của họ là phi nghĩa nên sẽ không được lòng dân ủng hộ, điều đó tất yếu dẫn đến thất bại. Và điểm thứ ba, Đại tướng đã thấy được phương thức tác chiến tập trung quy mô lớn và hiện đại, đánh nhanh thắng nhanh của đội quân xâm lược Pháp, Mỹ là hoàn toàn không thích hợp với chiến trường Việt Nam, cho nên không phát huy được tối đa sức mạnh của vũ khí, trang bị cũng như cách đánh, vì thế cũng sẽ dẫn đến thất bại.


Tuy không học qua một trường quân sự nào, nhưng trong suốt cuộc đời hơn 30 năm trên cương vị cầm quân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy các chiến dịch, trong đó có các chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp và giành được những thắng lợi quan trọng, làm thay đổi cục diện trên chiến trường, là bởi Đại tướng luôn giữ quan điểm, chúng ta có thể đánh thắng địch trong khi chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất và ngay cả khi chúng cho là ta không thể thắng chúng, miễn là ta có cách đánh đúng và thích ứng với thực tế.


Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đưa Tướng Giáp trở thành huyền thoại của thế kỷ XX và là một “kiến trúc sư” của chiến lược, chiến thuật và hậu cần. Ông được đánh giá là nhà cầm quân chiến lược luôn làm cho đối phương bị sa lầy, bị động, buộc phải thay đổi thế cờ và đánh theo cách đánh của ông.



Từ chỗ khoét sâu điểm yếu của địch, Võ Nguyên Giáp đã buộc thực dân Pháp ban đầu là tấn công ồ ạt sau đó chuyển sang phòng ngự và cuối cùng là co cụm và nhận thất bại cay đắng ở Điện Biên Phủ. Còn đế quốc Mỹ thì phải bốn lần thay đổi chiến lược quân sự: Từ chiến lược dồn dân lập ấp chiến lược, bình định nông thôn đến chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh Cục bộ và cuối cùng là chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Điều đó cho thấy, Đại tướng luôn biết cách dụng binh, điều địch để buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta.


Theo Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, hơn 30 năm chỉ huy quân sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa bao giờ phạm bất kỳ một sai lầm nào về chiến lược, mà dưới sự cầm quân của Đại tướng, những danh tướng của Pháp và Mỹ đã phải mắc những sai lầm chiến lược quan trọng.


Cái tên Điện Biên Phủ đầu tiên không có trong Kế hoạch Nava của người Pháp, cũng không có trong Chiến cuộc Đông – Xuân của ta. Nhưng sau đó, Điện Biên Phủ lại trở thành nơi quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp. Điều này là do tài dụng binh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khi Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc, Nava lập tức cho quân nhảy dù xuống Điện Biên để cứu nguy cho Lai Châu và dần dần Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của Kế hoạch Nava. Như vậy Nava đã bị thất bại ngay từ đầu về mặt chiến lược khi đưa quân xuống lòng chảo Điện Biên. Và cuối cùng, những lời tuyên bố về một pháo đài bất khả xâm phạm của thực dân Pháp dành cho Điện Biên Phủ đã hoàn toàn sụp đổ. Người Pháp đã phải nhận thất bại cay đắng ngay giữa lòng chảo Điện Biên.


21 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, một lần nữa, tài chỉ huy quân sự của ông được thể hiện ở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh. Không chỉ biết chọn và chớp thời cơ mà Đại tướng còn biết tạo ra thời cơ để tiến công tiêu diệt địch.



Dẫn chứng rõ nhất, theo Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, đó là sau khi điểm đúng tử huyệt Buôn Ma Thuột, quân đội VNCH hoảng loạn và nhanh chóng tan rã. Phán đoán địch sẽ rút khỏi Tây Nguyên, kịp thời nắm bắt thời cơ chiến lược, Đại tướng đề nghị chuyển sang kế hoạch sớm giải phóng miền Nam trong năm 1975, kịp thời mở các chiến dịch Huế – Đà Nẵng, chỉ đạo giải phóng quần đảo Trường Sa, phê chuẩn đề nghị thành lập cánh quân phía Đông và ra mệnh lệnh: “Thần tốc, thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo, táo bạo hơn nữa” cho các cánh quân tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Các sử gia và chính khách nước ngoài luôn coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành cuộc chiến tranh chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, mặc dù thời kỳ đầu trong tay chưa có quân, nhưng vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ông trở thành một trong những vị tướng tài năng nhất của thế kỷ XX và chuyên gia vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân, ông đã cùng với những người lính của mình giành chiến thắng trước những kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới.



Năm 2013, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, hàng loạt tờ báo tên tuổi trên thế giới đưa tin, bày tỏ tiếc thương, nhận định những giá trị ông để lại không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả thế giới.


Hãng thông tấn của Pháp – AFP nhấn mạnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người Việt Nam được thế giới biết tới nhiều chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là người xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những chiến thuật du kích của ông đã truyền cảm hứng cho phong trào chống thực dân khắp toàn cầu.


Trong bài báo “Tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam từ trần”, hãng truyền thông BBC nhận định, việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh bại quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954 đã chấm dứt 100 năm cai trị của thực dân Pháp ở Đông Nam Á.


Hãng thông tấn Mỹ AP cho hay, Tướng Giáp nổi lên “là một lãnh đạo của đội quân áo vải, gồm những du kích quân đi dép xăng đan làm từ lốp xe, kéo từng cỗ pháo qua những ngọn núi để bao vây và tiêu diệt quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954”. Chiến thắng đó vẫn đang được giảng dạy trong các trường quân sự. Đây không chỉ là chiến thắng đưa Việt Nam đến độc lập mà còn đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương và xa hơn thế nữa, AP viết.



Những cuộc gặp gỡ giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các chính trị gia, bạn bè quốc tế


“Sau Hồ Chí Minh, ông là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20”, hãng tin Bloomberg dẫn lời Stanley Karnow, một tác giả từng được giải Pulitzer, viết về chiến tranh Việt Nam, hồi năm 2008. “Ông là một vị tướng tự học, và chìa khóa của tài chỉ huy quân sự của ông là chiến lược kiên trì bền bỉ tuyệt đối”, Stanley cho biết.


Đài phát thanh Mỹ NPR dẫn lời Giáo sư lịch sử quân sự Cecil Currey (Mỹ), tác giả của cuốn “Victory at any cost” (tạm dịch Chiến thắng bằng mọi giá) nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc phỏng vấn: “Ông ấy sánh ngang với các nhà chỉ huy quân sự vĩ đại nhất trong hơn 2.000 năm qua. Ông ngang tầm với Alexander đại đế, vĩ đại hơn Napoleon, vượt trội hơn tất cả các tướng Mỹ và ông là một con người vĩ đại của mọi thời đại”.


Cũng trong năm 2013, bản điện tử của Nhân dân Nhật Báo, Tân Hoa Xã và các báo Trung Quốc đã đưa tin vị tướng lãnh đạo cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam qua đời. Tân Hoa Xã ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng, là một huyền thoại ở Việt Nam, là người sáng lập ra quân đội nhân dân Việt Nam, đánh bại hai cường quốc quân sự trên thế giới.


Khi đưa tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tờ Los Angeles Times đã thu hút hàng trăm bình luận, trong đó không ít người dân Mỹ đã bày tỏ sự ngưỡng mộ, nể phục trước tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tờ US News dẫn thông tin từ trang web truyền thông xã hội Trendsmap.com cho biết, thông tin về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời và những giai thoại về cuộc đời của ông đã lan rộng khắp trên Twitter, đặc biệt ở Pháp và Italia từ trưa 4/10/2013.


Có thể thấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là vị tướng tài của Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên phủ mà ông là chỉ huy đã tạo ra một mốc son lịch sử rực rỡ trong cuộc chiến chống lại chế độ thuộc địa kéo dài hơn 100 năm tại Đông Nam Á, tiếp tục truyền cảm hứng cho phong trào chống thực dân khắp toàn cầu.


Những kiến thức và tài năng quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều do tự học từ lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam và lịch sử quân sự thế giới; tự rèn luyện, tự đúc rút kinh nghiệm qua thực tế chiến đấu của Quân đội ta mà nên. Chính điều ấy đã làm nên sự khác biệt của Đại tướng, khiến thế giới khâm phục, suy tôn Võ Nguyên Giáp là danh tướng, một trong những thống soái kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại… là một trong số ít những người có khả năng làm thay đổi dòng chảy lịch sử.



Không chỉ là thiên tài về nghệ thuật quân sự, Đại tướng còn là nhà văn hóa quân sự mang đậm chất nhân văn. Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên- Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, không ít lần Đại tướng đã khóc trước những thương vong, tổn thất của đồng bào, chiến sĩ, không cầm được nước mắt trước sự hy sinh anh dũng của học sinh, sinh viên ở dòng sông Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị. Trước những chiến dịch, những trận đánh, Đại tướng thức thâu đêm suy tính chi ly tìm đủ cách giải bài toán tỷ lệ nghịch giữa thương vong và chiến thắng, nhằm tìm đáp số giành thắng lợi to lớn nhất nhưng hạ thương vong xuống mức thấp nhất. Là người Tổng Chỉ huy quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiểu rõ hơn ai hết cái giá phải trả của chiến tranh. Đại tướng xem việc quý trọng sinh mạng con người không chỉ là vấn đề đạo đức, trách nhiệm mà còn là thước đo trình độ và phẩm chất văn hóa của người cầm quân.


Hàng vạn người xếp hàng viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đêm. Video được xuất bản vào tháng 10/2013


Trọn đời noi theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm cách mạng là phải dĩ công vi thượng, tức là đặt lợi ích chung lên trên hết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kiên định đi theo mục tiêu ấy, chiến đấu để bảo vệ những giá trị thiêng liêng của dân tộc Việt Nam là độc lập, tự do và hạnh phúc cho mỗi người. Nhưng nói với chiến sĩ của mình, khi họ ca ngợi những cống hiến của ông với đất nước, ông chỉ nhận mình là giọt nước trong biển cả là nhân dân.


Hơn 80 mươi năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta và Quân đội ta. Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất nhân cách của nhà văn hóa lớn, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; đặc biệt là 6 đức tính cần phải có của các vị tướng do Bác Hồ chỉ ra “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung” luôn được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực hiện đầy đủ, trọn vẹn. Đại tướng là tấm gương sáng về sự liêm khiết, giản dị, khoan dung, nhân hậu, khiêm tốn, ham học hỏi, đoàn kết, sống có tình nghĩa, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng bào.


Tình thương yêu con người của Đại tướng được hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước và đã để lại trong nhân dân Việt Nam cùng bạn bè quốc tế hình ảnh về một nhà lãnh đạo đức độ, tài năng, một nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, suốt đời tận tụy hy sinh phấn đấu phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, không màng chút danh, lợi riêng tư./.


(Nguồn VOV)

Share:

Học Viện Chống Phản Động

Tổng số lượt xem trang

Bài mới đăng

Cho Đặt Banner Quảng cáo

Ủng Hộ Chúng Tôi

Bài đăng phổ biến