Cơ quan Ngôn luận của Mặt Trận Thanh Niên Chống Phản Động

Bài đăng nổi bật

Nguyễn Thiếu Văn và thương vụ ma quái tại VN

  Với vai trò tổng giám đốc Tập đoàn DBM Global (Sydney - Úc), Nguyễn Thiếu Văn đã lừa DIC Corp VN số tiền 25.000 USD Sau khi Báo NLĐ thông ...

Danh sách các Trang Tin, Diễn đàn đưa tin phòng chống tội phạm

Các đồng chí và các bạn hãy truy cập hàng ngày để xem thông tin về tội phạm cập nhật trên:

https://phongchongphandong.blogspot.com/

http://www.hoaphuong.info/

https://mattranthanhnien.blogspot.com/

https://chiensitre.forumvi.net/

https://tuoitrecand.forumvi.com/

https://quansu.forumvi.com/



Share:

Nhận diện về kẻ “lưu manh giả danh tri thức” trong làng rân chủ

 Thời gian gần đây, Phạm Minh Vũ có lẽ là cái tên nổi bật trong giới rận chủ khi mà đám đàn anh, đàn chị của Vũ đã nhập kho hoặc được xuất khẩu ra nước ngoài. Thông quan facebook cá nhân, Vũ đã đăng tải nhiều bài viết có nội dung xấu độc, thể hiện sự nguy hiểm của mình trong các hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, theo dõi các bài viết của Phạm Minh Vũ rõ ràng cho thấy anh ta chẳng qua là một kẻ “ăn theo nói leo”, “lưu mạnh giả danh tri thức” chứ chẳng có trình độ gì. Do vậy, bản thân y không được giới “dân chủ giả hiệu” đánh giá cao như các cây bút khác như Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Văn Đài... Điều này cũng dễ hiểu khi quá khứ đã nói lên tất cả về trình độ của một sinh viên lười biếng đến nỗi bị đuổi học.


Kền kền Phạm Minh Vũ

Chẳng hạn, mới đây, liên quan đến câu chuyện về người anh hùng Thái Ngô Hiếu, thuộc lực lượng PCCC ở Đồng Nai đã xả thân cứu 4 người đuối nước, giúp cho 4 nạn nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Vậy nhưng, qua lăng kính méo mó của một kẻ “đạo đức giả”, Phạm Minh Vũ đã “bẻ lái” câu chuyện sang một hướng tiêu cực khi cố tình “tát bùn sang ao” để bôi nhọ, nói xấu Ngành Công an, chia rẽ mối quan hệ khăng khít giữa lực lượng công an với nhân dân.

Hơn nữa, Phạm Minh Vũ cũng thuộc dạng người “chủ nghĩa cơ hội”, hễ phát hiện được sự việc nào đó nhạy cảm, thu hút sự quan tâm của dư luận là y nhanh chóng cho “ra lò” các bài viết xuyên tạc ngay. Đáng chú ý, các bài viết của Vũ cũng rất đa dạng, rải khắp các sự việc trong xã hội.

Điển hình như gần đây, từ một thông tin chưa kiểm chứng được chia sẻ trên mạng xã hội về trường hợp một người phụ nữ lớn tuổi người dân tộc Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai làm nghề vác xi măng. Phạm Minh Vũ đã nhanh chóng bồi bút xuyên tạc, lợi dụng tình thương người của cộng đồng mạng trước hình ảnh lam lũ của người phụ nữ, Vũ đã sụt sùi cùng những “giọt nước mắt cá sấu” để cho bài viết của mình thu hút được sự quan tâm, chú ý của dư luận.

Nhưng khác với những người bình thường, mục đích của Phạm Minh Vũ khi chia sẻ bài viết đó không phải là để kêu gọi sự giúp đỡ cho người phụ nữ trong câu chuyện theo cách mà người đã đưa tin từ trước đó, mà y chỉ muốn xoáy sâu vào những cảnh đời éo le để “bẻ lái”, quay sang nói xấu chế độ, nói xấu chính quyền các cấp và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về vấn đề an sinh xã hội.

Trong khi đó, đã có biết bao dự án hỗ trợ vốn, giúp đỡ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn thể hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước nhằm xóa đói giảm nghèo, thực hiện quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, nhưng Phạm Minh Vũ luôn phớt lờ mà chỉ săm soi vào những cảnh đời éo le rồi quy chụp, cào bằng cho cả xã hội. Rõ ràng, từng câu, từng chữ mà đối tượng này viết ra chẳng có chút tình người và cũng chẳng thể hiện sự thông thái. Điều này cho thấy rõ Vũ chỉ giữ vai trò của một “con tốt” trong các chiến dịch tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Là một người đã từng học chuyên ngành truyền thông, có lẽ đây là thế mạnh của y khi cũng rất biết cách giật tít, đưa các thông tin thu hút sự chú ý của dư luận. Đặc biệt, được sự hỗ trợ đắc lực của các thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân, các bài viết của y nhận được nhiều sự chia sẻ trên trang fanpage của tổ chức này. Nhưng có lẽ vấn đề nào cũng mang tính hai mặt, khi xuất khẩu càng nhiều bài viết như vậy cũng tức là Vũ sẽ có càng nhiều tiền, thành tích chống phá của y sẽ ngày một dầy thêm và tất nhiên nó cũng sẽ tỷ lệ thuận với hành vi phạm tội do chính y đã gây ra.

Ngọc Lan

Share:

LẬT TẨY ÂM MƯU PHÁ HOẠI VIỆC VIỆT NAM TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

 Vân An

Ngày 18/4 vừa qua, tám tổ chức đã công bố cái gọi là thư ngỏ để kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Quốc không bỏ phiếu cho Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Động thái này đã bị cộng đồng mạng và dư luận phản ứng dữ dội.

Trước đó, phát biểu tại khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc theo hình thức trực tuyến ngày 22/2 vừa qua tại Geneve, Thụy Sỹ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo việc Việt Nam, với tư cách ứng cử viên của ASEAN, tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Thông tin này ngay lập tức được nhiều thành viên Liên hợp quốc hoan nghênh. Việc ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 đã thể hiện mong muốn của Việt Nam trong việc đóng góp vào các nỗ lực chung của thế giới nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Thế nhưng, tám tổ chức mà được nhắc đến ở trên là tổ chức nào mà lại đang đi ngược lại lợi ích quốc gia Việt Nam như vậy? Cụ thể đó là các tổ chức: Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền, Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đảng Nhân Bản Xã Hội, Họp Mặt Dân Chủ, Lực Lượng Dân Tộc Cứu Nguy Tổ Quốc, Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, và Đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi.

Âm mưu phá hoại Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền

Theo những tổ chức trên, họ biện minh cho âm mưu cản trở Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền bằng cách vu cáo Việt Nam đang vi phạm nhân quyền với “hồ sơ vi phạm nhân quyền trầm trọng mang tính hệ thống đã kéo dài trong nhiều thập niên qua” và xuyên tạc rằng Việt Nam ủng hộ Nga tấn công Ukraine dựa trên lá phiếu chống loại Nga khỏi Hội đồng nhân quyền hồi 07/4.

Điểm qua tám cái tên kể trên, có thể thấy đó toàn là các tổ chức lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Dù luôn miệng cho rằng những tổ chức của mình là yêu nước, là thể hiện tiếng nói khách quan, nhưng các tổ chức dân sự này luôn thể hiện tư tưởng chống đối chính quyền, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Hồ sơ vi phạm nhân quyền mà “thư ngỏ” trên nhắc tới chẳng qua là cách ngụy tạo của tám tổ chức đó, lợi dụng việc Việt Nam bắt và xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật để vu cáo đó là vi phạm nhân quyền.

Còn về lá phiếu chống của Việt Nam đối với vấn đề loại Nga khỏi Hội đồng nhân quyền thì đài, báo đã nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần, rằng đó không đồng nghĩa với việc ủng hộ Nga tấn công Ukraine, nó đơn giản là vì Liên hợp quốc đã quá nóng vội với những cáo buộc của Mỹ, phương Tây nhằm vào Nga. Lá phiếu đó chỉ thể hiện quan điểm tôn trọng lẽ phải và công bằng.

Vậy mà lần này, tám tổ chức trên lại tiếp tục tráo trở, xuyên tạc tình hình Việt Nam, phủ nhận những thành tựu nhân quyền của Việt Nam, vu cáo Việt Nam không có đủ năng lực để ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Như vậy là đủ để các tổ chức “xã hội dân sự” lộ rõ bộ mặt thật không phải hoạt động vì lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam. Cần hết sức cảnh giác khi mà tám tổ chức trên còn kêu gọi các tổ chức và cá nhân cùng tham gia ký tên ủng hộ Thư Ngỏ này./.

 

Share:

Ông Nguyễn Quốc Hưng - một “nạn nhân” của việc “dốt sử”

 Đọc bài viết của facebooker Nguyễn Quốc Hưng được chia sẻ trên mạng xã hội mới ppng này đúng là ng.u sử hết chỗ nói. Trong bài viết “ĐAU VÀ NHỤC”, ông Quốc Hưng nhấn mạnh: “Người Ukraine sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ độc lập. Họ được cả thế giới kính trọng. Còn người Việt Nam?”.


Bài viết cho thấy sự ngu học của ông Hưng

Thật khó tin khi một người Việt Nam, có học thức đầy đủ như ông Hưng mà lại cho ra những phát ngôn lôm côm, hàm hồ như vậy. Ông này khả năng cũng là “nạn nhân” của lối đào tạo mà môn “lịch sử” không được đưa vào nội dung giảng dạy chăng?

Lịch sử dựng nước và đánh đuổi quân xâm lược các triều đại phong kiến của Trung Quốc cho đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới năm 1979 đã ghi đậm dấu ấn về ý trí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Đặc biệt là 3 cuộc chiến tranh vệ quốc chống Pháp, chống Mỹ, chống Tàu đã cho thấy tinh thần quyết tử cho tổ quyết sinh của quân, dân Việt Nam. Vậy mà nay, một người ở cái tuổi ngũ tuần rồi nhưng lại đặt dấu hỏi về sự hy sinh về bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam thì chỉ những người vô ơn, mù tịt về lịch sử và yêu nước giả tạo mới hỏi nhưng câu như vậy.

Còn nhớ khi bắt đầu chiến dịch phản kháng trước sức ép quân sự từ phía Nga, chính binh lính của Ukraine còn khắc lên hai từ “Việt Nam” trước các căn cứ quân sự để kích thích tinh thần cho binh lính, học theo tấm gương của Việt Nam trong sự hy sinh cao cả để bảo vệ đất nước.

Thế mà ông Nguyễn Quốc Hưng lại bày trò, đặt câu hỏi ngớ ngẩn về chủ đề này. Không những vậy, ông này còn hiến kế và khiêu khích Việt Nam cần phải cứng rắn hơn với Trung Quốc về vấn đề biển Đông.

Xin thưa với ông Hưng, không ai phải dạy khôn Việt Nam về điều này, nhất là với những thành phần tự nhục, vô ơn như ông. Việt Nam đâu có làm ngơ trước việc xâm chiếm biển đảo của Trung Quốc, nhưng cách Việt Nam lựa chọn cho cuộc đấu tranh đòi lại biển đảo quê hương không phải bằng súng đạn mà là đấu tranh ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Bởi vì chúng ta quá thấu hiểu được những hệ lụy từ chiến tranh gây ra và không người lãnh đạo nào lại muốn dân tộc mình lại phải chìm đắm vào cảnh bom rơi đạn lạc tàn phá đất nước và tổn thất về người và của.

Cho nên, nếu ông cảm thấy nhục và đau khi ngẫm về cách ứng xử của Việt Nam hiện tại trong việc bảo vệ biên giới, biển đảo thì mời ông hãy xung phong ra cùng với các chiến sĩ bộ đội biên phòng, ngày đêm giữ yên bờ cõi để biết rõ về giá trị của hòa bình và sự vất vả của các chiến sĩ như nào. Còn ngồi gõ bàn phím mà ngẫm “nhục” với “đau” thì tốt nhất là tự sướng một mình, đừng thể hiện tính “tự nhục” đó trên mạng xã hội, rồi lại để dư luận cười vào mặt vì “đã dốt còn hay rỏ ra nguy hiểm”.

 

Share:

Nghẹt thở cảnh sát khống chế gã đàn ông tạt axit nam thanh niên

 Sau khi tạt axit nam thanh niên, nghi phạm Nguyễn Văn Minh, ở TP Mỹ Tho, cố thủ trong phòng trọ nhiều giờ liền.

Ngày 25/4, Công an TP Mỹ Tho (Tiền Giang) tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Minh (56 tuổi), do có hành vi tạt axit người khác rồi khoá cửa cố thủ trong phòng trọ.

Hiện trường vụ việc

Khoảng 22h tối 24/4, người dân trong con hẻm trên đường Trần Thị Thơm (phường 9, TP Mỹ Tho) nghe tiếng la thất thanh của anh Trần Trọng Nghĩa (28 tuổi).

Anh Nghĩa bị ông Minh tạt axit, bỏng rất nặng, được đưa đi cấp cứu sau đó.

Sau khi tạt axit nạn nhân, ông Minh vào phòng trọ khoá cửa, cầm dao, xăng, axit cố thủ bên trong. 

Lực lượng công an thuyết phục cả đêm nhưng ông Minh vẫn cố thủ.

Thậm chí, người này còn yêu cầu công an phải xuất trình giấy tờ: “Công an giả hay thật mấy ông phải đưa giấy tờ tôi coi”. 

Một cán bộ công an đã đưa giấy tờ cho Minh xem nhưng người này vẫn quyết cố thủ. 

Lực lượng công an khống chế đối tượng Nguyễn Văn Minh

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Thượng tá Nguyễn Văn Dân, Trưởng Phòng Cảnh sát Cơ động - Công an tỉnh Tiền Giang cùng các cán bộ, chiến sĩ đã khống chế đối tượng Minh, dẫn giải ra ngoài. Tại phòng trọ, Công an đã thu giữ 2 chai axit nguyên chất, 1 chai xăng…

Công an đang làm rõ vụ việc. 

Share:

BUỒN VỚI PHÁT BIỂU CỦA THẦY VŨ KHẮC NGỌC VỀ MÔN LỊCH SỬ

 Loa phường

Trên MXH gần đây bắt gặp nhiều bạn chia sẻ bài viết của một thầy giáo dạy Hóa nào đó cho rằng “năm 1945, 90% người Việt Nam mù chữ và đương nhiên không được học môn lịch sử, nhưng Cách mạng Tháng Tám vẫn diễn ra thành công đó thôi. Yêu nước không có nghĩa là phải học lịch sử”. Bài viết nhanh chóng nhận được sự phản ứng gay gắt của cộng đồng mạng.

Độc giả Phạm Hân cho rằng: “Người dân mù chữ chứ không mù sử nghe thầy, thầy nhiều chữ nhưng thầy đang mù nhiều thứ lắm”. Hay độc giả Tam Trang Nguyen bình luận rằng: “Đúng là phát biểu của giáo viên hóa này chán thật! Cạn lời”.

Buồn thay cho một người gọi là thầy giáo lại có nhận thức như vậy! Học lịch sử cũng là một quá trình thu nạp để chuyển hóa nhận thức và từ đó khơi nguồn được sức mạnh của một dân tộc, bằng tinh thần yêu nước và sự cố kết của mỗi người dân hợp lại.

Học môn Lịch sử không chỉ giúp chúng ta biết được những mốc thời gian và các sự kiện đã diễn ra. Mà môn Lịch sử còn giúp chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa của các cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta. Đặc biệt, giúp chúng ta thấu hiểu được những khổ cực của cha ông ta trong các cuộc chiến tranh giành độc lập, từ đó, rèn luyện cho chúng ta ý trí vươn lên, sự quyết tâm khi gặp phải những trở ngại trong cuộc sống; đồng thời, khơi gợi cho chúng ta lòng yêu nước mỗi khi nhắc đến các trang sử vẻ vang đó. Đấy mới là ý nghĩa cốt lõi của việc học môn lịch sử.

Các nhà cách mạng tiền bối, như Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh..., khi kêu gọi toàn dân vùng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc cũng bắt đầu từ lịch sử. Phan Bội Châu có tác phẩm Việt Nam vong quốc sử, Việt Nam sử khảo; Hồ Chí Minh có Lịch sử nước ta và biết bao tài liệu tuyên truyền về tuyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Các tài liệu đó được lưu truyền công khai, hoặc bí mật trong quần chúng nhân dân, đó là một cách "dạy và học" lịch sử trong điều kiện nước ta còn dưới ách nô lệ và khi mà trong các Trường học lúc bấy giờ, người Việt còn phải học “tổ tiên chúng ta là người Goloa” (!!), 90% dân ta còn mù chữ.

Chẳng lẽ bây giờ con em chúng ta cũng phải học lịch sử như thế, khi đất nước ta đã trên con đường theo kịp với những quốc gia tiên tiến, lại có một hệ thống giáo dục đàng hoàng, sao lại phải bỏ, bớt hay tự mày mò như thế. Hơn nữa những tác động lai căng trong xã hội ngày nay, tính thực dụng và thói ích kỷ đang tấn công ráo riết vào mỗi con người, mà lớp trẻ là đối tượng hàng đầu của nó, thì việc "tự chọn" một môn học không trực tiếp đẻ ra tiền bạc, liệu còn ai "tự chọn" học môn lịch sử? Thực tế đó đặt ra: môn lịch sử cần phải được học hết cấp phổ thông như một trách nhiệm cho mọi học sinh, để thẩm thấu và hình thành nhận thức vững chắc trong hành trang của tuổi trẻ khi bước vào đời.

Thầy nói cũng có cái đúng. Đó là yêu nước chưa chắc là đã hiểu hết lịch sử VN , và thuộc lịch sử chưa hẳn đã yêu nước . Nhưng thầy ko hiểu học lịch sử là để tri ân để biết ơn những người đi trước đã ng.ã xuống vì đất nước  để cho chúng ta được hưởng thái bình như hôm nay. Đó là một truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của con người Việt Nam.

Là người "đưa đò", xin đừng tư duy theo lối "cất đò" như thế. Hãy tư duy cho rộng ra thêm nữa để thấy được bầu trời này bao la lắm và chiều sâu tạo nên sức mạnh cho dân tộc này không nông nổi như thầy lầm tưởng đâu.

 

Share:

Thích Truyền Minh-Kẻ giả Sư

 Thích Truyền Minh có tên là Trầm Triều Văn sinh năm 1972 tại Quảng Nam. Tên khai sinh là Trầm Triều Lăn sau đổi lại thành Trầm Triều Văn.



Thẻ Căn cước Công dân số: 079072013873 do Cục CS QL HC cấp ngày 13/9/2019

Có hộ khẩu tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM

Thuở thanh niên Triều Văn là kẻ thân Sâu hồn Bướn (thuật ngữ chỉ cho dân bê đê) ra miền bắc bái Sư với nhiều Đồng Thầy để theo hầu đồng, học Tà thuật và quan hệ đồng tính với nhiều đàn ông.


Năm 1998, Trầm Triều Văn cưỡng hiếp và giết hại nam thanh niên ở Sơn La lấy linh khí luyện Tà thuật, để trốn sự trừng trị của Pháp luật, nhờ người thân giới thiệu Triều Văn được đưa đến một vị Sư xin xuất gia vào năm 2001.

Điều kỵ lạ chưa từng có trong Phật giáo Việt Nam là Triều Văn được xuất gia và thọ Tỳ kheo giới Phương trượng cùng 1 thời điểm (không qua thời gian tu tập hành Sa Di, không thọ giới đàn chính quy), được Bổn Sư đặt pháp danh là Thích Quảng Chơn sau Triều Văn tự đặt cho mình Pháp danh Thích Truyền Minh và sử dụng cho đến hôm nay.

Thời gian sau đó vài năm Trầm Triều Văn về Long An mua đất, nhờ Trung tâm UNESCO Phật học Việt Nam tại Hà Nội bảo kê để Triều Văn tự dựng chùa đặt tên là ỨNG CÚNG LAN NHÃ






tại đia chỉ; Đường Lê Thị Lục - ấp Phước Kế - Xã Phước Lâm - Cần Giuộc - Long An

Tel: 0932194381 - 0995808989

Hoạt động của Triều Văn và chùa Ứng Cúng không được Phật Giáo Long An công nhận vì lâu nay nghiên về hầu đồng, tu luyện Tà thuật (luyện bùa chú, ngãi) nhưng sử dụng Phật giáo làm bình phong.

Đương sự thường xuyên lên mạng đăng tuyển Tình nguyện viên dụ các nam thanh niên về Ứng Cúng Lan Nhã để quan hệ tình dục hút tinh khí.

Triều Văn còn có biểu hiện sử dụng chất Ma Túy tạo ảo giác để luyện bùa chú.

Một số đơn thư tố cáo Triều Văn gửi lên Giáo Hội Phật Giáo Long An và Chính Quyền, do không có bằng chứng Triều Văn chưa bị xử lý hình sự nhưng bị Giáo Hội Phật Giáo Long An cảnh cáo phải dỡ bỏ một số công trình xây dựng trong khuôn viên Ứng Cúng Lan Nhã do liên quan đến hình tượng Tà đạo không có trong Phật giáo.

Trầm Triều Văn (Thích Truyền Minh) là gã Ác quỷ rất nguy hiểm đội lốt Sư Phật Giáo. Nay thông báo rộng rãi để mọi người được biết phòng tránh.

Nguồn: https://sites.google.com/view/thichtruyenminh

Share:

Ông Trương Vĩnh Ký có xứng được đưa vào sách giáo khoa

 Mới đây, trong bộ sách giáo khoa cho học sinh tiểu học có bài viết ca ngợi về phẩm chất của ông Trương Vĩnh Ký gây nhiều tranh cãi. Đáng chú ý, liên quan đến vấn đề trên, sau khi  mạng xã hội chia sẻ bức ảnh về hành động của người cha khi viết vào sách của con mình với nội dung lên án, phê phán hành động “rước voi về dày mả tổ” của ông Trương Vĩnh Ký lại càng khiến dân tình xôn xao, đúng thời điểm Bộ GD&ĐT đưa ra thông báo về việc học môn lịch sử đối với học sinh lớp 10 và THPT.



Qua câu chuyện này, một lần nữa chủ đề lịch sử lại bùng lên mạnh mẽ như vậy. Từ câu chuyện trên cho đến việc xem môn lịch sử là môn tự chọn, đã khiến cho dư luận phản ứng quyết liệt về cách ứng xử với môn lịch sử. Bởi vì, nếu chúng ta thờ ở trước sử, coi sử không quan trọng bằng những thứ có thể tạo ra công ăn việc làm, tiền của... Đề rồi giá trị nhận thức về lịch sử càng ngày càng lu mờ. Cuối cùng tạo ra 1 thế hệ mù mờ về sử, chủ nghĩa xét lại bùng lên khiến chúng ta không thể phân biệt được từ đó lại đào tạo ra một thế hệ thần tượng các nhân vật trong lịch sử nhưng lại là những người theo "chủ nghĩa bán nước".

Và câu chuyện liên quan đến ông Trương Vĩnh Ký là một vấn đề nhạy cảm, liên quan đến chủ để trên. Để có hiện tượng này, chúng ta cần quay ngược lại dòng thời gian, năm 2015, việc ông Trương Vĩnh Ký được một Quỹ văn hóa tôn vinh “nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hóa Việt Nam” khiến nhiều người ngạc nhiên. Sau đó lại xuất hiện một bài viết khẳng định Trương Vĩnh Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”! Vậy người được tôn vinh này là ai?

Đó là người vào tháng 3-1859, hơn một tháng sau khi Pháp chiếm thành Gia Định, trước cảnh nước mất nhà tan, phong trào chống thực dân lan rộng khắp cả nước lại có hành động khó hiểu là viết thư gửi người Pháp để cầu cứu: “Xin đừng chần chừ nữa, xin mở rộng bàn tay giải phóng của Ngài để chấm dứt những nỗi cơ cực của dân tộc chúng tôi” (Vũ Ngự Chiêu trích dịch Thư của Petrus Key); rồi tinh thần “không chần chừ” ấy được biểu hiện cụ thể bằng việc xăng xái làm thông ngôn cho người Pháp; và đảm nhiệm luôn cả việc làm “tay trong” cho người Pháp như đã thể hiện trong thư Trương Vĩnh Ký gửi cho P.Bert (P.Be): “Tôi cũng đang lo tiếp xúc để cung cấp cho ngài những tin tức chính trị hữu ích. Tôi hết lòng tán đồng dự án hoàn mỹ của ông Pène (Pen) về công cuộc bình định thi hành bởi những yếu nhân bản xứ và, ở đây, tôi đang bám sát nhà vua cùng Viện cơ mật. Như sứ giả tiên khu của Chúa, tôi tìm cách dọn đường cho ngài” (thư ngày 10-5-1886); “Tôi sẽ trấn áp tất cả các hãnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện cơ mật” (thư ngày 17-6-1886)…

Vậy nhưng, để đánh giá công lao Trương Vĩnh Ký, một số người chỉ căn cứ vào số tác phẩm của ông ta để kết luận đó là “người đi tiên phong trong việc chuẩn bị cho sự nghiệp duy tân”, “tác phẩm đa dạng như thế có tác dụng xã hội lớn lao. Nó giúp cho đồng bào ta vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người” mà không xét tới mục đích xuất bản các tác phẩm này.

Hơn nữa, họ lấy gì chứng minh các cuốn sách ấy đã giúp người Việt đương thời “vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người”?

Chẳng lẽ họ không biết chính Trương Vĩnh Ký đã nói rất rõ trong thư gửi “Các vị trong ban duyệt xét bản thảo” rằng: “Người Pháp với tư cách là chủ, cần biết tiếng An Nam để giảng dạy người An Nam là học trò những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo và phục sinh của người An Nam”; thậm chí còn không ngần ngại tự nhận mình là “người bề tôi tận tâm và vâng lời”, khẳng định “lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp” (trích thư ngày 3-9-1868 gửi Giám đốc Nội trị để xin từ chức).

Rõ ràng rất nhiều việc làm của Trương Vĩnh Ký chỉ là nhằm phụng sự quyền lợi của nước Pháp, không nhằm phụng sự đất nước đã sinh ra ông ta, tức là đâu có yêu dân tộc mình tới mức phải được ca ngợi, vậy vinh danh ông là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc” chẳng phải là sự xúc phạm với người Việt chân chính hay sao?

Ghi nhận tên tuổi một số nhân vật lịch sử qua việc đặt tên một số trường học, công viên, đường phố là thể hiện tính nhân văn của truyền thống dân tộc. Nhưng không vì thế mà đánh đồng “công” và “tội”, người yêu nước và kẻ phản quốc, bởi điều đó là thiếu tôn trọng sự thật lịch sử và khiến nhận thức của thế hệ sau bị tác động tiêu cực, dẫn tới nhận thức lệch lạc, ngộ nhận.

Share:

Tiểu khu 179 – sự dối trá của phản động và tiếp tay của Uscirf

 Trong báo cáo về tự do tôn giáo 2021 của USCIRF nêu lên hiện tượng rằng “Ước tính có 10.000 người Hmong và Người Thượng Cơ Đốc Giáo ở Tây Nguyên vẫn ở trong tình cảnh không có tổ quốc do nhà chức trách địaphương từ chối cấp chứng minh nhân dân—trong nhiều trường hợp, là để trả đũa những người Cơ Đốc Giáo này vì họ không từ bỏ tín ngưỡng của mình. Trong năm, chính quyền trung ương và địa phương đã có những nỗ lực tái định cư những Người Hmong theo đạo cơ đốc ở Tiểu Khu 179 Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng, nhưng vào tháng Chín quá trình này vẫn chưa thực hiện được.” Tìm hiểu link đính kèm mới thấy rằng, “căn cứ” cho phán xét này của USCIRF đều được lấy từ tổ chức BPSOS do siêu lừa Nguyễn Đình Thắng điều hành.






Báo cáo tự do tôn giáo 2021 của USCIRF và nguồn từ BPSOS

Mấy năm nay, BPSOS liên tục tung lên RFA và các trang báo, tổ chức nhân quyền, đưa ra các diễn đàn nhân quyền vu cáo rằng Việt Nam đàn áp tín đồ Tín Lành. Một trong những mục tiêu/bằng chứng mà họ đưa ra là hàng ngàn người dân ở Tiểu khu 179 kia chưa được cấp chứng minh nhân dân do không chịu từ bỏ đạo. Thực chất thế nào?

Tiểu khu 179 nằm giữa rừng, một bên là sông Đắk Măng giáp với địa phận huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Đứng từ trên cao nhìn xuống, nơi đây đã dần hình thành một ngôi làng, một số căn nhà khá kiên cố. Cuộc sống người dân chủ yếu là trồng lúa nước, trồng cà phê, sắn trên đất quy hoạch lâm nghiệp thuộc đất rừng phòng hộ. Diện tích đất rừng tại đây không còn cây rừng, thay vào đó những ngôi nhà gỗ, nhà tranh tre và đất sản xuất. Vòng quanh ngôi làng, ngoại trừ những hộ dân đã vào một thời gian dài (từ 2003) có đất sản xuất, nhà của khá ổn định vẫn còn nhiều hộ dân mới đặt chân đến vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Hầu hết những người Mông vào Lâm Đồng, Tây Nguyên đều theo sự mách bảo của người đi trước truyền cho người đi sau. Họ cho rằng Tây Nguyên đất đai màu mỡ, phì nhiêu và là “miền đất hứa”.

Người di cư này phá rừng, sống khép kín, vi phạm pháp luật, chống lại các biện pháp quản lý, cản trở phá rừng đốt rẫy, thậm chí tấn công viên chúc địa phương. Hoàn toàn thuần túy si cư tự phát, không ổn định, không quản lý được dẫn đến chính sách của chính quyền không tiếp cận được các hộ dân.

Chẳng hạn. “Trước đó, vào giữa tháng 6.2016, lực lượng kiểm lâm Đam Rông và chủ rừng gồm 16 người kiểm tra tại khu rừng giáp ranh H.Đắk Glong đã bị hàng trăm người H’Mông cầm gậy gộc đuổi đánh, bắt cán bộ trong đoàn kiểm tra đứng ngoài nắng... lấy mất công cụ hỗ trợ và vu khống, tống tiền các thành viên trong đoàn. Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra nhưng đến nay chưa xong.”

https://thanhnien.vn/vo-mong-giua-dai-ngan-post654022.html

 

Tuy nhiên, qua báo chí cho thấy, từ 2015, nhất là 2017 báo chi, chính quyền địa phương đã lập dự án xin ngân sách Nhà nước để quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp giấy tờ tùy thân...cho những người dân ở các tiểu khu này, trong đó có Tiểu khu 179.

Báo chí phản ánh, trẻ em ở đây hoàn toàn được đi học, dịch vụ y tế xa xôi do cơ sở hạ tầng chưa tiếp cận thôi. Không có chuyện trẻ em bị cản trở đến trường, không có chuyện đàn áp hay phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng.Mời xem hàng loat bài báo phản ánh chính sách của địa phương

-      “Từ năm 2014 đến tháng 5/2016, thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, UBND huyện Đam Rông đã có rất nhiều báo cáo gửi các cấp, Bộ, ngành, gần đây nhất báo có số 93/BC-UBND gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng về tình hình thực hiện Quyết định này. Đoàn công tác của Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đã khảo sát và thống nhất đề xuất chủ trương đưa vào quy hoạch bố trí dân cư trong thời gian tới tại Tiểu khu 179 xã Liêng S’rônh để sắp sếp bố trí ổn định dân cư tại chỗ cho hơn 100 hộ với 600 nhân khẩu đang sinh sống. ”

https://dantocmiennui.vn/lam-dong-tim-giai-phap-on-dinh-doi-song-nguoi-dan-di-cu-tu-do/131251.html

 

-      Bài báo năm 2017:

trong thời gian tới, tỉnh sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu như: điện lưới, đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, nhằm đáp ứng các nhu cầu của trên 700 nhân khẩu tại Tiểu khu 179.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các hộ dân thuộc Tiểu khu 179 cần đoàn kết, nỗ lực phát triển kinh tế, cam kết không được phá rừng làm rẫy trái phép, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.

Được biết, các hộ dân thuộc Tiểu khu 179 di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào sinh sống từ năm 2003 đến nay

https://vtv.vn/trong-nuoc/lam-dong-dau-tu-on-dinh-doi-song-cho-dan-di-cu-tai-tieu-khu-179-20170309165407205.htm

“Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng, trong vòng 10 năm (từ năm 2006-2016), số dân di cư tự do đã tăng lên nhanh chóng từ khoảng 260.000 nhân khẩu tăng lên 13.840 nhân khẩu. Đồng nghĩa với việc tăng số dân cơ học là tình trạng phá rừng, đốt nương làm rẫy. Tổng diện tích bị lấn chiếm tính từ năm 2014 đến nay là trên 534 ha tập trung chủ yếu tại các tiểu khu 175B, 176 và 179 thuộc huyện Đam Rông. Tiểu khu 176 đã có trên 176 ha rừng bị “đốt sạch”. 

Ông Ma Seo Cháng (43 tuổi quê Hà Giang), một trong những người đầu tiên vào Tiểu khu 179, đưa chúng tôi tới những hộ dân mới vào cách đây chỉ vài tuần. Những căn nhà tre nứa dựng tạm nằm cheo leo bên sườn đồi, có gia đình 2-3 thế hệ, với khoảng 14 người cùng sống chung. Gia đình ông Vừ Sềnh Tùng, quê gốc Mường Chà, Điện Biên vừa mới vào đến Tiểu khu 179 khoảng một tháng. Cả gia đình 14 người nhưng không có đất sản xuất. Ông Ma Seo Cháng cho biết: Hiện nơi đây chưa có trường Tiểu học, chưa có cán bộ y tế thôn bản, việc sinh nở phải đi xa gần 80km mới đến trung tâm xã, có khi phải sang Đắk Nông mới có bệnh viện.

https://dantocmiennui.vn/lam-dong-tim-giai-phap-on-dinh-doi-song-nguoi-dan-di-cu-tu-do/131251.html

Tìm hiểu căn nguyên hiện trạng này, dễ dàng thấy một số công trình nghiên cứu về hiện tượng di dân tự do của người Hmong vào Tây Nguyên. Chẳng hạn luận án Thạc sỹ dưới đây cho biết: 

“ Qua khảo sát cho thấy, phần lớn đồng bào di, dịch cư là do tác động trực tiếp của đối tượng cốt cán truyền đạo với luận điệu cho rằng di cư vào Tây Nguyên vì ở đó đạo Tin Lành phát triển khắp các buôn làng, nơi nào cũng có nhà thờ và tín đồ đa phần cũng là người dân tộc thiểu số, đất đai lại có nhiều và màu mỡ, thuận lợi cho việc làm ăn sinh sống, nếu di cư vào Tây Nguyên sẽ được tự do theo đạo và có nhiều đất tốt để sản xuất.

 Nhìn chung, việc di cư, nhất là di cư quốc tế luôn gây khó khăn cho công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên các địa bàn có người nhập cư. Đặc điểm của những người di cư tự do nói chung, di cư quốc tế của người Hmông nói riêng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý dân cư của những địa phương có người Hmông nhập cư. Trong quá trình di cư, người Hmông thường tìm đến vùng sâu, vùng xa, gây khó khăn cho công tác quản lý hộ khẩu, hộ tịch và quốc tịch, khó khăn trong quản lý tạm trú, tạm vắng. Theo điều tra của Chi cục Định canh định cư và Vùng kinh tế mới tỉnh Đắk Lắk, đến năm 1996 ở tỉnh này có 21% số hộ di cư tự do chưa đăng ký hộ khẩu. Những hộ đã đăng ký hộ khẩu, địa phương cũng không nắm được lai lịch rõ ràng. Đặc biệt, không quản lý được những đối tượng có tiền án, tiền sự, nhất là những người đã từng di cư sang Lào, Trung Quốc, thậm chí có người trong số họ đang trong thời gian phải chấp hành án phạt tù

 Di cư tự do của người Hmông cũng có nhiều tác động đến lĩnh vực y tế. Trong những năm qua, dân số tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tăng mạnh do một phần tăng dân số của người Hmông di cư đến. Kế hoạch cấp phát thuốc ở tỉnh này bị phá vỡ; ở các xã Đắk Đrông, Ea Pô..., mỗi xã có 5 biên chế tại một trạm y tế, phụ trách 12-14 nghìn dân; các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh đều quá tải, trình độ cán bộ y tế vừa thiếu, vừa yếu, hạ tầng kỹ thuật ngành y thấp kém. Hầu hết các trạm y tế xã chỉ giải quyết được 10% nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân...


Với số lượng lớn, mức độ di cư ồ ạt đã tác động đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch vùng kinh tế, làm cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế (liên quan đến dân cư và trình độ lao động) gặp nhiều khó khăn. Những nơi đồng bào Hmông di cư tự do đều không nằm trong vùng quy hoạch các dự án cần được đầu tư. Do đó cuộc sống của những người Hmông di cư tại nơi ở mới luôn gắn với khái niệm “không”: không nhà, không điện, không đường, không trường, không trạm... Tình trạng này đã gây khó khăn cho các địa phương nơi người Hmông nhập cư trong việc sắp xếp lao động, sử dụng nguồn nhân lực và thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những địa phương vùng sâu, vùng xa vốn đã có khó khăn về kinh tế như các huyện, tỉnh của Lào giáp biên giới với Việt Nam; ở Tây Nguyên, nhiều chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế của các tỉnh này bị phá sản bởi tình trạng di cư tự do trong những năm 1980-2000

 https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10359/5/Lu%E1%BA%ADn%20v%C4%83n%20%C4%91%E1%BA%A7y%20%C4%91%E1%BB%A7.pdf

Sự thật trên cho thấy, đây thuần túy là hậu quả vấn đề di cư tự do, và nó phản ánh sự bịa đặt trắng trợn của BPSOS và sự tin dùng thông tin bịa đặt này của USCIRF

Mặc dù hiện tượng di cư và chính quyền đã nỗ lực nhiều năm trời, đến năm 2017, BPSOS mới “phát hiện” ra những tiểu khu này, như Tiểu khu 179, và bắt đầu lập “dự án” xin tiền BỘ Ngoại giao Mỹ để “bảo vệ tự do tôn giáo” cho người dân tộc thiểu số, nhắm vào người Hmong và người Thượng. Lúc này vấn đề Tiểu khu 179 từ hiện tượng di canh di cư phổ biến trong người Hmong bỗng chốc mọi khó khăn đều được BPSOS dán mác “trả thù tin ngưỡng” vì không tù bỏ đạo!!!

Rồi khi chính quyền đưa ra các dự án phát triển các vùng di cnh di cư này thì BPSOS lên “chém” trên RFA rằng, đó là mô hình đấu tranh thành công của Hmong theo Tin Lành!!!

Thật buồn cho USCIRF và Bộ ngoại giao Mỹ khi đường đường cơ quan khủng với bộ máy lớn lại “đóng khung” tư liệu, dẫn chứng vu cáo Việt Nam đàn áp tín ngưỡng theo đám con buôn dự án dân chủ là BPSOS. Tất cả nỗ lực cải tạo, thúc đẩy, phát triển đời sống cho người dân di cư Hmong này đều là chính quyền các cấp, Mỹ không hề nhúng tay, ngoại trừ theo “báo cáo” của BPSOS định cử nhân viên ngoại giao đến móc nối gặp vài nhân chứng là tay chân, đệ tử của BPSOS để “thu thập thông tin”.

Từ một vụ việc này, đủ cho ta thấy cách thức ra báo cáo tự do tôn giáo của USCIRF lố bịch thế nào. Vậy bản chất sự “hời hợt”, “tin dùng” đám con buôn dân chủ BPSOS là nhắm mắt làm liều hay Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như Uscifr chỉ cần tư liệu “không khách quan”, thiên kiến về Việt Nam mà họ cần, muốn nghe và lấy cớ can thiệp?

Share:

Học Viện Chống Phản Động

Tổng số lượt xem trang

Bài mới đăng

Cho Đặt Banner Quảng cáo

Ủng Hộ Chúng Tôi

Bài đăng phổ biến