Cơ quan Ngôn luận của Mặt Trận Thanh Niên Chống Phản Động

Bài nổi bật

Một người đàn ông điển trai nhiều năm tìm bạn gái

   Nhiều năm nay cộng đồng phụ nữ tham gia các hội, nhóm "người Việt Nam ở nước ngoài", "phụ nữ đơn thân" thường thấy xu...

Tin xem nhiều

Ông Trương Vĩnh Ký có xứng được đưa vào sách giáo khoa

 Mới đây, trong bộ sách giáo khoa cho học sinh tiểu học có bài viết ca ngợi về phẩm chất của ông Trương Vĩnh Ký gây nhiều tranh cãi. Đáng chú ý, liên quan đến vấn đề trên, sau khi  mạng xã hội chia sẻ bức ảnh về hành động của người cha khi viết vào sách của con mình với nội dung lên án, phê phán hành động “rước voi về dày mả tổ” của ông Trương Vĩnh Ký lại càng khiến dân tình xôn xao, đúng thời điểm Bộ GD&ĐT đưa ra thông báo về việc học môn lịch sử đối với học sinh lớp 10 và THPT.



Qua câu chuyện này, một lần nữa chủ đề lịch sử lại bùng lên mạnh mẽ như vậy. Từ câu chuyện trên cho đến việc xem môn lịch sử là môn tự chọn, đã khiến cho dư luận phản ứng quyết liệt về cách ứng xử với môn lịch sử. Bởi vì, nếu chúng ta thờ ở trước sử, coi sử không quan trọng bằng những thứ có thể tạo ra công ăn việc làm, tiền của... Đề rồi giá trị nhận thức về lịch sử càng ngày càng lu mờ. Cuối cùng tạo ra 1 thế hệ mù mờ về sử, chủ nghĩa xét lại bùng lên khiến chúng ta không thể phân biệt được từ đó lại đào tạo ra một thế hệ thần tượng các nhân vật trong lịch sử nhưng lại là những người theo "chủ nghĩa bán nước".

Và câu chuyện liên quan đến ông Trương Vĩnh Ký là một vấn đề nhạy cảm, liên quan đến chủ để trên. Để có hiện tượng này, chúng ta cần quay ngược lại dòng thời gian, năm 2015, việc ông Trương Vĩnh Ký được một Quỹ văn hóa tôn vinh “nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hóa Việt Nam” khiến nhiều người ngạc nhiên. Sau đó lại xuất hiện một bài viết khẳng định Trương Vĩnh Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”! Vậy người được tôn vinh này là ai?

Đó là người vào tháng 3-1859, hơn một tháng sau khi Pháp chiếm thành Gia Định, trước cảnh nước mất nhà tan, phong trào chống thực dân lan rộng khắp cả nước lại có hành động khó hiểu là viết thư gửi người Pháp để cầu cứu: “Xin đừng chần chừ nữa, xin mở rộng bàn tay giải phóng của Ngài để chấm dứt những nỗi cơ cực của dân tộc chúng tôi” (Vũ Ngự Chiêu trích dịch Thư của Petrus Key); rồi tinh thần “không chần chừ” ấy được biểu hiện cụ thể bằng việc xăng xái làm thông ngôn cho người Pháp; và đảm nhiệm luôn cả việc làm “tay trong” cho người Pháp như đã thể hiện trong thư Trương Vĩnh Ký gửi cho P.Bert (P.Be): “Tôi cũng đang lo tiếp xúc để cung cấp cho ngài những tin tức chính trị hữu ích. Tôi hết lòng tán đồng dự án hoàn mỹ của ông Pène (Pen) về công cuộc bình định thi hành bởi những yếu nhân bản xứ và, ở đây, tôi đang bám sát nhà vua cùng Viện cơ mật. Như sứ giả tiên khu của Chúa, tôi tìm cách dọn đường cho ngài” (thư ngày 10-5-1886); “Tôi sẽ trấn áp tất cả các hãnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện cơ mật” (thư ngày 17-6-1886)…

Vậy nhưng, để đánh giá công lao Trương Vĩnh Ký, một số người chỉ căn cứ vào số tác phẩm của ông ta để kết luận đó là “người đi tiên phong trong việc chuẩn bị cho sự nghiệp duy tân”, “tác phẩm đa dạng như thế có tác dụng xã hội lớn lao. Nó giúp cho đồng bào ta vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người” mà không xét tới mục đích xuất bản các tác phẩm này.

Hơn nữa, họ lấy gì chứng minh các cuốn sách ấy đã giúp người Việt đương thời “vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người”?

Chẳng lẽ họ không biết chính Trương Vĩnh Ký đã nói rất rõ trong thư gửi “Các vị trong ban duyệt xét bản thảo” rằng: “Người Pháp với tư cách là chủ, cần biết tiếng An Nam để giảng dạy người An Nam là học trò những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo và phục sinh của người An Nam”; thậm chí còn không ngần ngại tự nhận mình là “người bề tôi tận tâm và vâng lời”, khẳng định “lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp” (trích thư ngày 3-9-1868 gửi Giám đốc Nội trị để xin từ chức).

Rõ ràng rất nhiều việc làm của Trương Vĩnh Ký chỉ là nhằm phụng sự quyền lợi của nước Pháp, không nhằm phụng sự đất nước đã sinh ra ông ta, tức là đâu có yêu dân tộc mình tới mức phải được ca ngợi, vậy vinh danh ông là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc” chẳng phải là sự xúc phạm với người Việt chân chính hay sao?

Ghi nhận tên tuổi một số nhân vật lịch sử qua việc đặt tên một số trường học, công viên, đường phố là thể hiện tính nhân văn của truyền thống dân tộc. Nhưng không vì thế mà đánh đồng “công” và “tội”, người yêu nước và kẻ phản quốc, bởi điều đó là thiếu tôn trọng sự thật lịch sử và khiến nhận thức của thế hệ sau bị tác động tiêu cực, dẫn tới nhận thức lệch lạc, ngộ nhận.

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Học Viện Chống Phản Động

Tổng số lượt xem trang

Bài mới đăng

Cho Đặt Banner Quảng cáo

Ủng Hộ Chúng Tôi