Cơ quan Ngôn luận của Mặt Trận Thanh Niên Chống Phản Động

Bài nổi bật

Một người đàn ông điển trai nhiều năm tìm bạn gái

   Nhiều năm nay cộng đồng phụ nữ tham gia các hội, nhóm "người Việt Nam ở nước ngoài", "phụ nữ đơn thân" thường thấy xu...

Tin xem nhiều

Những câu hỏi dành cho anh Tú

 NHỮNG CÂU HỎI DÀNH CHO ANH TÚ



Đối với người Phật Tử, niềm tin là quan trọng, nhưng Chánh Kiến, nhận thức đúng đắn, còn quan trọng hơn. Kinh điển nhắc đến Chánh kiến hàng nghìn lần, và trong Bát Chánh Đạo , Chánh kiến đứng đầu. 


Để có Chánh kiến kinh điển dạy cần đến các yếu tố: 


- Thân cận chân nhân 

- Lắng nghe Diệu Pháp 

- Thảo luận với đồng bạn


Nói theo ngôn ngữ ngày nay là thân cận sư tăng và những người có khả năng về lý thuyết và thực hành Phật pháp. Đây là ý nghĩa của “thân cận chân nhân”


Kế nữa là cần phải học tập bằng cách nghe, đọc giáo lý Phật học dưới các hình thức khác nhau: nghe đọc tự mình, nghe đọc với người ko chuyên, Nghe đọc với người chuyên môn, và nghe đọc với người thực chứng. Ngày nay tuy người thực chứng ít xuất hiện công khai , nhưng hai hạng người là ko chuyên và người chuyên môn có rất nhiều, sẽ là sáng suốt nếu tìm đến và nghe đọc với họ. Đấy là ý nghĩa của “lắng nghe Diệu Pháp”.


Sau nữa là Thảo luận với đồng bạn, những người cùng lĩnh vực hoặc có hiểu biết về lĩnh vực Phật học ( giáo lý). Thảo luận thì ý nghĩa đã quá rõ ràng, nó là sự biện luận và phản biện . Ngày nay cách này vẫn áp dụng cho các viện Đại học Phật giáo trên khắp thế giới, từ Bắc Tông đến Nam Tông, từ Tiểu Thừa đến Đại Thừa cho đến Kim Cương Thừa.  


Nói một cách dân dã, đúng-sai Chánh-tà cần phải phân biệt rõ ràng (Trạch pháp) vì đây là nhân sanh Chánh kiến và trí tuệ. Học Phật mà ko có Chánh kiến thì thành con cháu ma vương hay thiên về ngoại đạo là chuyện tất nhiên. Chưa nói tới chuyện tu tập, vốn là chuyện ứng dụng những gì đã học vào thực hành. Đây chắc chắn là điều cần thiết trước tiên.


Ngoài góc nhìn ủng hộ ca tụng mù quáng anh Tú ( Minh Tuệ) và góc nhìn chống đối chỉ trích anh Tú, vẫn còn góc nhìn khác mà nhiều người có sự am hiểu luôn muốn đưa ra những phát biểu của mình, trong thời điểm thích hợp để tránh những hiểu lầm rằng góc nhìn quan điểm của họ bị cho là đứng về phe này hay phe kia. Đấy là góc nhìn khoa học, lý tính, phân tích và nghiêm túc cùng với trách nhiệm giải quyết vấn đề đã đặt ra. Tạm gọi đây là góc nhìn của bên thứ ba, những nhà quan sát và phân tích.


Bỏ qua cái sự cuồng và hiệu ứng đám đông, Câu hỏi được đặt ra như sau: 


- Anh Tú nếu là Chân tu tại sao ăn nói trước sau bất nhất ? 


- Anh Tú nếu là Chân tu tại sao bỏ thầy bỏ chùa đi? Là bị đuổi hay là ngạo mạn thích tự mình học và thực hành không cần thầy dạy? 


- Anh Tú nếu là Chân tu tại sao ko thừa nhận mình là sư hay thầy? Chẳng ai khiêm tốn mà từ bỏ tư cách nhà sư của mình cả. Chỉ trừ khi thực sự ko còn là sư mới nói thế. 


- Anh Tú ko nhận mình tu sĩ là nói láo. Bản thân anh Tú đã có nguồn gốc có chùa có thầy Tổ nhưng anh Tú bỏ đi, trong khi chưa học được lý thuyết và thực hành cho đến nơi đến chốn, rồi anh Tú ngụy biện là sợ ảnh hưởng chùa và thầy mình? Khuất tất này anh giải thích sao đây?


- Rồi ra ngoài mặc dù anh Tú ko nhận mình là thầy sư nhưng anh lại cạo đầu đắp y tương tợ tỳ-khưu tạo cho người ta hiểu lầm anh Tú là tu sĩ Phật giáo, đấy là ăn cắp tăng tướng. Anh Tú điềm nhiên tọa thị nhận bao quần chúng lễ bái, Phật tử lễ bái, thậm chí Tăng ni Phật giáo anh Tú cũng nhận họ lễ bái. Vậy thì anh mồm nói không phải sư tăng nhưng thân lại mặc nhiên làm trái với lời mình, miệng nói một đằng thân làm một nẻo. Anh đây là đang cố tình thu hút dư luận và quần chúng Phật tử về phía mình? Hay có dụng ý gì khác ?


- Rồi lại thêm ban đầu anh Tú bảo là đi bộ rèn luyện sức khỏe, sau lại bảo đi tu hạnh đầu đà! Là trước sau bất nhất, đây là anh lừa người ta cố ý hay anh đã quên câu nói trước của mình như người ngớ ngẩn?


- Hạnh đầu đà của Phật giáo thì độc cư thiền tịnh, đi khất thực một buổi sáng mà thôi, Ko tụ tập đông đảo ồn ào. Và càng ko thể đi suốt 3 tháng mùa hạ. Vậy thì anh Tú thật sự đang “học theo Phật” hay đang làm cái gì? 


- Anh Tú ko theo Luật Phật an cư 3 tháng mùa mưa, giữ lòng từ bi bất hại tránh dẫm đạp chết các loài côn trùng lớn nhỏ, nhưng luôn mở mồm là “học theo Phật”, đấy là anh lừa dối quần chúng hay anh Tú muốn nói với quần chúng rằng anh thực ra là đang hành theo pháp tự chế như ngoại đạo tà giáo nào đó? 


- Anh Tú không chịu trách nhiệm dạy giáo lý và thực hành cho bất kỳ ai đi theo, để xảy ra cái chết cho đồng bạn và anh vẫn vô tư đi như chưa có chuyện gì xảy ra. Anh cũng ko chịu trách nhiệm trước sức khỏe và Tính mạng của họ, Thế thì Hạnh “học theo Phật “ của anh còn có giá trị gì? 


Bất kỳ góc nhìn nào nhìn vào, những người lý tính và khoa học sẽ luôn thấy mùi dối trá lươn lẹo tỏa ra từ con người anh Tú.  


Anh Tú thật ra là có biết mình đang làm gì ko? 


Hay đơn giản là anh Tú bị các vấn đề tâm thần nên đi như kiểu “trời hành” hay “nghiệp hành” mà thôi? 


Nhân có vụ việc một nhà sư (tự xuất gia tự cạo đầu tự thọ giới tự đắp y tự quy y theo chủ trương của anh Tú) mới chết vì đi theo con đường hành trì mơ hồ bất nhất của anh Tú mà những câu hỏi cấp thiết này được nêu ra. Chắc chắn là người có trí thì phải nghiêm túc xem xét các vấn đề trong những câu hỏi trên, để giảm thiểu những cái chết oan uổng vô ích của nhiều sinh mạng quý giá trong tương lai gần.


Sự lên tiếng như vậy luôn cần thiết và hữu Ích ở bất kỳ đâu và thời điểm nào!


NXĐ

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Học Viện Chống Phản Động

Tổng số lượt xem trang

Bài mới đăng

Cho Đặt Banner Quảng cáo

Ủng Hộ Chúng Tôi